Học tập đạo đức HCM

Nhiều chính sách mở nhằm thu hút FDI vào nông nghiệp

Thứ hai - 13/07/2015 20:38
Mặc dù đã có nhiều chính sách thu hút nguồn lực xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng tới nay, vẫn chỉ có khoảng hơn 1% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được đầu tư vào lĩnh vực này.

Để tăng thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng Nghị định với nhiều chính sách ưu đãi, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tại buổi Họp tham vấn xây dựng Nghị định các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn diễn ra ngày 13-7, ông Flavio Corsin, Giám đốc của IDH Sustainable Trade Việt Nam, một tổ chức chuyên phát triển các chương trình trồng trọt, cho hay một trong những nguyên nhân mà doanh nghiệp FDI vẫn chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là họ vẫn chưa được đối xử công bằng như các doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ riêng đối với ngành cà phê, doanh nghiệp FDI không thể mua cà phê trực tiếp từ nông dân mà phải mua qua các đại lý. Ngoài ra, họ vẫn chưa được tham gia vào các hiệp hội ngành hàng để góp tiếng nói trong các vấn đề chính sách như các doanh nghiệp trong nước.

“Doanh nghiệp FDI mua cà phê của nông dân với giá cao hơn để có được cà phê chất lượng tốt hơn nhưng luôn bị chỉ trích là tận dụng và bóc lột sức lao động của nông dân” – ông Flavio Coursin bức xúc.

Thừa nhận thực trạng trên, luật sư Phạm Mạnh Dũng, Hãng luật Rajah&Tann LCT Lawyers, người trực tiếp tham gia quá trình soạn thảo dự thảo nghị định cho hay, từ trước tới nay, các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực… chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân mà không áp dụng cho các dự án FDI. Nghị định 210 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là một ví dụ.

Bên cạnh đó, nhà nước ban hành một số Luật đất đai, Luật thuế liên quan tới doanh nghiệp FDI nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng, nhưng từ đó đến nay chưa có văn bản toàn diện thống nhất quy định những chính sách, biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho nhà đầu tư FDI trong nông nghiệp, nông thôn mà hầu như những chính sách ưu đãi đó bị lẩn khuất trong chính sách chung.

“Có thể nói nhiều năm qua chúng ta vẫn lấy chính sách ưu đãi trong công nghiệp áp dụng cho nông nghiệp, nông thôn” – ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, theo ông Dũng, hiện nay vẫn chưa có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nông nghiệp, chính sách tích tụ đất đai cho các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp.

Chính vì vậy, dự thảo Nghị định được soạn thỏa với nguyên tắc chung nhất là ưu đãi không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc tiếp cận nguyên liệu, tài nguyên... Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách bảo lãnh thực hiện các dự án lớn; thực hiện chính sách thuê đất, chính sách tích tụ đất, chính sách hỗ trợ liên kết, hợp tác với từng hộ nông dân, cung cấp đất sạch cho dự án liên quan tới nông nghiệp, nông thôn khi có yêu cầu; khuyến khích xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu tập trung để thực hiện các dự án.

Nghị định cũng sẽ xem xét ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% trong vòng 15 năm đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn; áp dụng công nghệ cao, khu cánh đồng mẫu lớn; ưu đãi 20% thuế TNDN trong vòng 10 năm đối với doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu và sản xuất tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho các dự án đặc biệt ưu đãi.

Về các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất và thuê đất, ban soạn thảo nghị định quy định sẽ áp dụng mức giá thấp nhất; miễn tiền thuê cho dự án đặc biệt ưu đãi; miễn tiền thuê 15 năm cho dự án ưu đãi cũng như miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi cộng đồng.

Góp ý cho dự thảo, ông Flavio Corsin cho hay, các doanh nghiệp FDI cần được tiếp cận với nguyên liệu từ nông dân, đồng thời, các hiệp hội ngành hàng cần có thành viên là nước ngoài và có quyền bình đẳng trong tiếng nói về vấn đề chính sách cũng như các lợi ích khác. Mặt khác, phải có một cơ chế phản hồi, trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định đang được hoàn chỉnh và có thể trình Chính phủ phê duyệt vào quí 3-2015.

 

Theo thesaigontimes.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập542
  • Hôm nay98,736
  • Tháng hiện tại834,846
  • Tổng lượt truy cập93,212,510
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây