Học tập đạo đức HCM

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn làm nông nghiệp ở Việt Nam

Chủ nhật - 26/02/2017 10:57
Nhiều công ty nông sản của Nhật Bản đang tiến vào các thị trường tăng trưởng ở châu Á, trong đó có Việt Nam, do triển vọng đi xuống của ngành nông nghiệp tại Nhật - tờ Nikkei Asian Review cho hay.

Nhiều công ty Nhật muốn làm nông tại Việt Nam

Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các giống gạo Nhật.

Tờ báo dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Nhật Bản cho biết trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2015, sản lượng nông nghiệp của nước này đã giảm 16% về giá trị.

Công ty AoiFarm có trụ sở ở tỉnh Miyazaki của Nhật Bản đã bắt đầu trồng tại Việt Nam khoai lang Nhật - loại khoai có độ ngọt cao và được yêu thích ở Hồng Kông và Nhật Bản. Với công nghệ sản xuất được chuyển giao từ Nhật Bản, AoiFarm đã đạt sản lượng 1.250 tấn khoai khi trồng tại Việt Nam năm đầu tiên. Một phần số khoai này sẽ được xuất khẩu sang Singapore và Hồng Kông.

Chiến lược marketing của AoiFarm bao gồm hai mũi nhọn. Loại khoai lang do công ty trồng tại Nhật sẽ được xuất khẩu và hướng tới tầng lớp người tiêu dùng thu nhập cao, còn sản lượng khoai trồng ở Việt Nam sẽ hướng tới tầng lớp tiêu dùng trung lưu và thu nhập thấp - một lãnh đạo của công ty cho hay.

Kitoku Shinryo, một nhà bán buôn gạo lớn của Nhật, sẽ bắt đầu trồng koshihikari, một giống gạo trồng phổ biến ở Nhật, tại miền Bắc Việt Nam vào tháng 2 này. Công ty đặt mục tiêu sản lượng khoảng 500 tấn, cung cấp cho các nhà hàng Nhật vốn đang mọc lên ngày càng nhiều ở Việt Nam.


Các chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát tìm hiểu sản xuất cam ở huyện Quỳ Hợp. Ảnh: C.L
Các chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát tìm hiểu sản xuất cam ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Ảnh: C.L

Một lãnh đạo của Kitoku Shinryo cũng cho biết công ty có dự kiến xuất khẩu một phần sản lượng gạo trồng được ở Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với các giống gạo Nhật. Ngoài ra, các loại nông sản dễ được xuất khẩu đi từ Việt Nam hơn là từ Nhật Bản, nơi các tiêu chuẩn kiểm dịch rất ngặt nghèo.

Không chỉ tiến vào Việt Nam, các công ty nông sản Nhật cũng đang xem xét sản xuất ở một số quốc gia và khu vực khác. Công ty Agricultural Production Corp. GRA hiện đang nghiên cứu khả thi về trồng dâu tây ở Trung Đông. Công ty có trụ sở ở tỉnh Miyagi này đã trồng thành công dâu tây ở Ấn Độ với độ ngọt như dâu trồng tại Nhật và sản lượng thu hoạch được cung cấp cho các khách sạn tại Ấn Độ.

Theo Thăng Điệp/vneconomy

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay63,805
  • Tháng hiện tại894,532
  • Tổng lượt truy cập92,068,261
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây