Học tập đạo đức HCM

Nhiều mối lo từ trái cây lạ

Chủ nhật - 02/08/2015 00:06
Thời gian gần đây, trên thị trường Hà Nội xuất hiện một số loại trái cây lạ như mây Thái, thanh mai, mận tím, chuối đỏ... không rõ nguồn gốc xuất xứ gây lo lắng cho người tiêu dùng (NTD). Điều đáng ngại hơn là những loại trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ này còn có thể mang nguy cơ về dịch hại trên cây trồng.

Mập mờ nguồn gốc

Những ngày qua, trên nhiều tuyến phố của Hà Nội xuất hiện những xe hàng rong bán mận có màu tím đen, thịt vàng, to cỡ khoảng 100g/quả, được chào bán là "mận ngọt Sa Pa" với giá từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Hình thức, màu sắc của trái cây lạ này thu hút sự tò mò của khá nhiều NTD.

Quả mây Thái được bán trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Ảnh: Bạch Hân

Tuy nhiên, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị ngày 29/7, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai cho biết, tính đến ngày 20/7, mùa thu hoạch mận, đào của Lào Cai đã kết thúc nên việc người bán hàng quảng cáo là "mận, đào Sa Pa" là không đúng. Được biết, thời vụ thu hoạch mận, đào ở Lào Cai kéo dài từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, sản lượng đạt khoảng 5.000 - 6.000 tấn đào (giá bán 50.000 - 60.000 đồng/kg) và trên 15.000 tấn mận (giá bán 30.000 - 35.000 đồng/kg). Ông Tuấn thông tin thêm, riêng mận tam hoa của Lào Cai đã hết từ tháng 6 và trên địa bàn tỉnh không có loại mận nào có kích cỡ to như loại quả đang được bán rong ở Hà Nội.

Trước đó, vào đợt cao điểm nắng nóng ở Hà Nội, hai loại quả thanh mai và mây Thái cũng thu hút sự chú ý của nhiều NTD Thủ đô. Trong đó, thanh mai hay còn được người bán gọi là “dâu rừng” có vị ngọt và chua nhẹ, khi chín có màu đỏ rất bắt mắt. Còn quả mây Thái có hình bầu dục, màu nâu đỏ, vỏ nhiều gai, bên trong có múi màu vàng, vị chua ngọt được quảng cáo là được nhập từ Thái Lan. Cũng bởi sự "lạ" nên những thứ quả này được thương lái đẩy giá lên trên trời, như thanh mai có giá 100.000 - 200.000 đồng/kg, quả mây Thái có giá từ 50.000 - 160.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cả hai loại quả thanh mai và mây Thái (hay còn gọi là quả bì rắn) đều trồng được ở Việt Nam, tại một số tỉnh miền núi, tuy nhiên số lượng không nhiều và cũng chưa loại nào được địa phương quy hoạch vào cơ cấu cây trồng chủ lực. Hơn nữa, hiện nay, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu hai loại quả này, nên việc bán ồ ạt với số lượng lớn ở Hà Nội và các tỉnh cũng khiến cho nhiều người lo ngại về nguồn gốc sản phẩm.

Nguy cơ lây lan dịch hại

Cho đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp người ăn các trái cây lạ bị ngộ độc. Tuy nhiên, việc mập mờ về nguồn gốc của những thứ quả này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP. Theo nhiều chủ hàng tiết lộ, các trái cây này phần lớn được lấy từ các chợ đầu mối hoa quả. Ông Nguyễn Mậu Hải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho rằng, hiện nay, việc kiểm tra, quản lý các chợ đầu mối hoa quả gặp nhiều khó khăn do chợ hoạt động chủ yếu về ban đêm. Theo ông Hải, đối với trái cây lạ phải lấy mẫu kiểm nghiệm mới đánh giá chính xác được là có an toàn hay không. Tuy nhiên, hiện đơn vị này cũng chưa tiến hành lấy mẫu đánh giá được chất lượng của một số trái cây lạ.

Điều đặc biệt cần lưu ý đối với các loại trái cây lạ là nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây trồng. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Hoàng Trung - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, bất cứ loại trái cây nào khi xuất nhập khẩu đều phải được phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại. Đối với hai loại quả là thanh mai và mây Thái, do Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu nên nếu được nhập lậu về bán tại các địa phương thì đều mang nguy cơ cao về lây lan dịch hại trên cây trồng. Ông Trung cũng cho biết thêm, riêng về một số quả có màu sắc lạ như chuối đỏ, xoài tím, ổi tím... theo công nghệ chọn tạo giống hiện nay hoàn toàn có thể sản xuất được.

Không chỉ có mây Thái, thanh mai, mận tím, hiện nay trên facebook, nhiều người cũng rao bán một số loại cây, quả khá lạ như dưa hấu tí hon, nho thân gỗ, bí ngô mi ni, cà chua thân lùn... được quảng cáo là nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn gốc của các sản phẩm này cũng chưa được kiểm định rõ ràng.

Theo: vietlinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay65,487
  • Tháng hiện tại896,214
  • Tổng lượt truy cập92,069,943
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây