Học tập đạo đức HCM

Nhiều rào cản phát triển du lịch nông nghiệp

Thứ bảy - 31/03/2018 10:33
Ngành Nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm, sản vật độc đáo để phát triển du lịch, nếu các DN biết cách tận dụng, đây sẽ là một tiềm năng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao.
Dù tiềm năng lớn nhưng các du lịch nông nghiệp hiện vẫn chưa phát triển tương xứng. Ảnh: Ngọc Hà

Ngày 30/3, Tổng Cục Du lịch phối hợp với Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tao ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của du lịch nông nghiệp theo ông Tuấn, đó có thể là trang trại, đồng ruộng, làng nghề truyền thống, sản vật tự nhiên, ẩm thực truyền thống... 

Dù khẳng định du lịch nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển song theo thừa nhận của lãnh đạo Tổng cục Du lịch, hầu hết các hoạt động du  lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp. Sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, hiện làng .nghề truyền thống đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện hoạt động du lịch làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng.

Cụ thể, một số địa phương có quy hoạch làng nghề với du lich nhưng quy hoạch làng nghề còn rời rạc. Một số địa phương có quy hoạch làng nghề du lich nhưng quy hoạch thiếu thực tiễn và không được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất, dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể.

Về phía DN, đại diên của Vidotour Hà Nội cho rằng, việc khai thác các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp như là một sản phẩm du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, việc quảng bá, xây dựng thương hiệu còn chưa được quan tâm đúng mức, sản phẩm còn đơn điệu, tính sáng tạo chưa cao.

Đại diện Công ty Du lịch ngôi sao Ninh Bình thì cho rằng, nguồn nhân lực chính trong phát triển du lịch chủ yếu dựa vào sự tham gia của người dân địa phương. Song hiện rào cản lớn nhất là sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ của người dân khiến cho chất lượng phục vu du khách không được đảm bảo. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn đang là vấn đề lớn gây cản trở việc phát triển du lịch nông nghiệp.

Mỏ vàng cần khai thác

Để phát triển du lịch làng nghề, theo ông Dần, các cơ  quan liên quan cần tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc của làng nghề như bảo tồn tục thờ cúng tổ nghề, các lễ hội gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của làng nghề, thị trường, mẫu mã, vốn, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, theo ông Dần, các cơ quan này cần xem xét, đánh giá thật chuẩn xác làng nghề nào nên đưa vào tuyến du lịch, không nên áp dụng tràn lan dễ gây loãng, nhạt tuyến du lịch.

“Các làng nghề cũng cần phải quy hoạch chi tiết các khu vực bãi đỗ xe, khu ăn uống, vệ sinh công cộng, khu trưng bày và bán hàng lưu niệm... làm sao cho phù hợp để tạo nên chu trình du lịch trọn gói và các dịch vụ du lịch liên hoàn”, ông Dấn nói.

Đại diện DN Vidotour Hà Nội kiến nghị, Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước để hỗ trợ quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng và hỗ trợ bà con nông dân trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho rằng, cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các DN du  lịch về du lịch nông nghiêp và đào tạo kiến thức du lịch cho nông dân. Bên cạnh đó, cần học hỏi mô hình du lịch nông nghiệp đã thành công ở các nước trên thế giới và ở các tỉnh, TP trong nước.

“Ngoài ra, các chuyên gia du lịch và DN lữ hành cũng nên chăm chút dến việc xây  dựng kịch bản, đạo diễn để “thổi hồn" vào các công đoạn tạo ra sản phẩm du  lịch nông nghiệp để tạo sức hút với  du  khách”, đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist nêu.

Đại diện Công ty Du lịch ngôi sao Ninh Bình thì nêu quan điểm, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, tạo ra cơ chế thông thoáng và thuận lợi cho các chủ thể tham gia  mô hình du lịch nông nghiệp tại địa phương. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tại các địa phương đang phát triển du lịch về tầm quan trọng của du  lịch nông nghiệp trong việc xóa đói giảm nghèo.

Theo D.Ngân/baohaiquan.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay62,445
  • Tháng hiện tại893,172
  • Tổng lượt truy cập92,066,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây