Học tập đạo đức HCM

Nhịp cầu nối nông dân và doanh nghiệp

Thứ tư - 15/02/2017 08:26
Để có nông sản sạch, đảm bảo ATTP, sức khỏe cho hàng chục triệu người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy nông dân có thu nhập ổn định trên chính mảnh ruộng của mình thì việc liên kết với doanh nghiệp là hướng đi tất yếu. Và trong những năm qua, thông qua các dự án của Hội, Hội Nông dân huyện Đức Trọng đã và đang nỗ lực hết mình, để thực sự là nhịp cầu vững chắc nối người nông dân với doanh nghiệp.
Năm 2012, toàn xã Ninh Loan vẫn chưa có nhà kính, nhà lưới. Trước nhu cầu phát triển chung, Hội Nông dân huyện Đức Trọng quyết định đầu tư xây dựng nhà kính tại đây; đồng thời, liên kết với HTX Tiến Huy (đóng chân tại Hiệp An, Đức Trọng) giúp đầu tư bao tiêu sản phẩm gồm các loại rau, củ, quả để bà con an tâm sản xuất. 
 
“Lúc đó, chúng tôi chọn 20 hộ nông dân có điều kiện và có nhu cầu sản xuất, kinh doanh nông sản theo hướng công nghệ cao. Năm đầu vẫn còn gặp một số khó khăn vì nông dân chưa biết trồng sản phẩm trong nhà kính, chưa biết cách thu hoạch, bảo quản sao cho sản phẩm đạt chất lượng khi giao sản phẩm cho nhà sản xuất, rồi đường sá xa xôi khi vận chuyển cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm… Nhưng giờ thì người nông dân đã có kinh nghiệm, nắm vững quy trình sản xuất và an tâm đầu tư sản xuất vì thu nhập rất ổn định” - ông Trần Ngọc Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Loan phấn khởi cho biết.
 
Cũng trong 2012, Hội cũng là cầu nối đưa Công ty TNHH MTV XNK 2/9 (Đăk Lăk) đến gần và quyết định đầu tư cho 700 hộ nông dân tại xã Ninh Loan theo bộ tiêu chuẩn 4C (Hiệp hội 4C là tổ chức thực hiện bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê). 
 
Theo đó, Công ty TNHH MTV XNK 2/9 đã đầu tư cho nông dân Ninh Loan từ cây cà phê giống mới, trang bị khoa học kỹ thuật, đầu tư mô hình điểm, tưới nước tiết kiệm… Nhờ đó, người nông dân đã được đầu tư sản xuất theo hướng bền vững và cà phê của người dân khi thu hoạch cũng được thu mua với giá cao hơn thị trường.  
 
Hội cùng với lãnh đạo xã Tà Hine chọn những nông dân giỏi nhất của xã để liên kết với HTX Nam Sơn (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) vào năm 2014. Theo đó, Hội hỗ trợ nông dân làm hệ thống tưới phun tự động, còn các sản phẩm nông nghiệp gồm củ cải, cà rốt của bà con làm ra đến đâu đều được HTX Nam Sơn thu mua tới đó. Thu nhập của bà con người dân tộc tại đây vì thế cũng cao và ổn định, với mức thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm.
 
Năm 2013, xã Tân Thành cũng không có nhiều diện tích rau. Hội cùng với lãnh đạo địa phương khảo sát, chọn người để thực hiện dự án liên kết với Công ty TNHH Thảo Nguyên về xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn cung cấp cho siêu thị Coop.mart. 
 
Từ những nông dân chưa từng sản xuất ngành rau sạch, nhưng dưới sự hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Thảo Nguyên, đến nay, người dân của xã Tân Thành đã “thuần thục” các nguyên tắc về sản xuất rau an toàn và nhiều hộ nông dân vẫn đang tiếp tục sản xuất để cung cấp cho siêu thị Coop.mart.
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng, ngoài các DN trên, huyện Đức Trọng hiện còn có hơn 20 công ty, cơ sở sản xuất trong và ngoài huyện đang liên kết, bao tiêu sản phẩm cho khoảng 40% nông hộ của huyện (trong tổng số 26.501 nông dân trong toàn huyện) như Công ty Phong Thúy, Công ty Hoa Mặt Trời, HTX Anh Đào…
 
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của các DN FDI, trong nước, trên địa bàn và nỗ lực mời gọi họ tiến hành đầu tư, sản xuất, liên kết với nông dân của huyện để đưa số lượng nông dân được đầu tư sản xuất ngày càng nhiều hơn nữa, nhằm tăng thu nhập và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Bởi khi được đầu tư, sản phẩm của người nông dân làm ra cũng chất lượng hơn và hiện trên địa bàn đã có trên 300 ha diện tích rau được cấp chứng nhận Viet GAP - điều kiện cần để vào hệ thống siêu thị” - ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm.
 
Bên cạnh hoạt động trên, Hội còn tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trung tâm nông nghiệp huyện vận động nông dân tích cực thực hiện chương trình tái canh cà phê, trống mít nghệ, bơ ghép, dâu tằm… theo chương trình trợ giá giống cây trồng trên địa bàn huyện. Đồng thời, phối hợp với Phòng Dân tộc huyện triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ trực tiếp và trợ giá giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào dân tộc. 
 
Ngoài ra, Hội cũng tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham quan, học tập mô hình sản xuất trồng nấm, mô hình chăn nuôi bò sữa, sản xuất trong nhà lưới, nhà kính… Cùng đó, vận động cán bộ hội viên, nông dân đoàn kết, giúp nhau về vốn, cây con giống, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất cho hội viên nông dân nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo…         
 
Theo  THY VŨ/baolamdong.vn
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay21,861
  • Tháng hiện tại344,851
  • Tổng lượt truy cập85,251,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây