Học tập đạo đức HCM

Nhọc nhằn xuất khẩu tôm

Thứ bảy - 07/07/2018 09:06
Kết thúc năm 2017, xuất khẩu tôm đạt giá trị 3,85 tỉ USD, tăng 22,3% so với năm trước, đặt nền móng cho giấc mơ đạt kim ngạch 10 tỉ USD vào năm 2025.
Tôm VN đang gặp nhiều thách thức khi xuất khẩu
ẢNH: CÔNG HÂN
 
Thế nhưng từ đó đến nay, con tôm xuất khẩu gặp nhiều trắc trở.
Năm 2017, xuất khẩu tôm thuận lợi, giá tôm nguyên liệu trong nước duy trì ở mức cao do VN được mùa, trong khi các nước đối mặt dịch bệnh. Bên cạnh đó là lợi thế về thuế nhập khẩu ở các thị trường mà VN ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) như Úc, Hàn Quốc, EU.
Hàng rào kỹ thuật bủa vây
Nhưng sang năm 2018, lợi thế về thuế quan không thể cứu sản phẩm tôm VN trong cơn khủng hoảng thừa của thế giới. Các nước nhập khẩu siết chặt hàng rào kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh gia tăng sức ép về giá. Cuối tháng 2 đầu tháng 3.2018, Úc cử đoàn công tác sang VN làm việc về các vấn đề phòng chống, kiểm soát dịch bệnh; kiểm tra phòng xét nghiệm; chuỗi sản xuất tôm… Tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc cử đoàn công tác sang VN để đánh giá hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm. Với thị trường Mỹ, tôm VN vẫn phải đối mặt với thuế chống bán phá giá cao và chương trình giám sát nhập khẩu (SIMP). Mới nhất, ở khu vực Trung Đông (Kuwait và Ả Rập Xê Út) tạm ngưng nhập khẩu tôm VN vì nghi ngờ xuất hiện vi rút bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Những biện pháp kỹ thuật của các nước nhập khẩu một mặt kéo giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm của VN. Xuất khẩu tôm bắt đầu giảm từ quý 2/2018, tháng 4 giảm 0,4%, tháng 5 giảm gần 10%, tháng 6 tiếp tục giảm 0,7% so với cùng kỳ 2017. Sự sụt giảm của quý 2 kéo tổng xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng trưởng thấp, chỉ đạt 1,6 tỉ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trước những khó khăn trên, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã tạm “treo ao” để cắt lỗ. Nhưng điều đó cũng cho thấy VN cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là các vấn đề về an toàn thực phẩm.
Xét về đối thủ cạnh tranh, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), tại thị trường Nhật Bản, tôm VN bị tôm Ấn Độ cạnh tranh gay gắt. Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu tôm VN vào Nhật Bản giảm 9,3% so với năm 2017 và chỉ đạt 175 triệu USD. Một thị trường quan trọng khác của con tôm VN là Trung Quốc cũng đang tạm ngưng nhập khẩu vì nguồn cung trong nước dồi dào. Chỉ EU còn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan.
Mục tiêu không quan tâm đối thủ ?
Được mệnh danh là “vua tôm” ở VN, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú, vẫn thừa nhận: Với tình hình khó khăn chung của thị trường thế giới, xuất khẩu tôm của VN chỉ đạt khoảng 4 tỉ USD trở lại. Còn những mục tiêu dài hạn hơn thì phải đợi thời gian trả lời.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, người dành cả đời lăn lộn với đồng đất khu vực này, phân tích: Về mặt kinh tế mục tiêu 10 tỉ USD là điều vô lý. Dung lượng thị trường tôm thế giới hiện khoảng hơn 12 tỉ USD. Con số này chia sẻ cho nhiều nước như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh… và VN. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường tôm thế giới chỉ từ 6 - 8%/năm. Kể cả có thể tăng trưởng vượt bậc gấp đôi ba lần trong những năm tới để đạt tới con số 30 tỉ USD vào năm 2025 thì vào thời điểm đó, riêng VN “đòi” 10 tỉ USD, tương đương 1/3 tổng dung lượng thị trường thế giới là không tưởng.
Cũng theo GS Bửu, chúng ta cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi nghĩ đến con số 10 tỉ USD. Ví dụ kỹ thuật sản xuất con giống của VN có thể xem là yếu nhất thế giới. Nó làm cho tỷ lệ hao hụt khi thả nuôi rất cao, đến 70 - 80%. Các mô hình nuôi tôm rừng (tôm sinh thái) không có giống tốt ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nuôi tôm công nghiệp của VN chưa khi nào vượt quá con số 15%. Về cách quản lý, chúng ta siết đầu ra để đáp ứng yêu cầu thị trường mà không quản lý được đầu vào, nên cũng rất khó… Trong khi đó, tiêu chuẩn về tồn dư hóa chất, kháng sinh từ các nước nhập khẩu giờ không còn là phần nghìn, phần triệu mà nó tiến tới giá trị phần tỉ.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc khắc phục những điểm yếu nêu trên cần tăng cường xây dựng thương hiệu tôm VN thay vì vẫn sản xuất gia công cho các nhà nhập khẩu như trước giờ.
Theo thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,062
  • Tổng lượt truy cập92,580,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây