Học tập đạo đức HCM

Những “lão nông” làm theo lời Bác

Thứ bảy - 08/09/2018 11:46
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi về xã Đa Lộc (Hậu Lộc) trong một ngày nắng vàng đầu thu, lấp lánh trải khắp cả vùng bãi triều. Trong câu chuyện về những người lao động gắn bó máu thịt với biển, với bãi triều, bà con địa phương kể nhiều về “lão nông” Nguyễn Văn Dũng, với sự trân trọng.
Khu đầm, ao nuôi tôm công nghiệp của nông dân Nguyễn Văn Dũng, thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc (Hậu Lộc). 

Tìm đến bãi nuôi trồng thủy, hải sản ngoài đê, thuộc thôn Mỹ Điền, chúng tôi đã gặp được ông Dũng. Khi được hỏi chuyện, ông Dũng kể về mình với sự khiêm nhường. Năm 1984, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, thấy hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ông Dũng đã nhận thầu 3 ha đất ngoài đê của xã để sản xuất gạch thủ công. Công việc sản xuất gạch mới chỉ giúp gia đình ông đủ ăn, chưa có “của để dành”. Năm 2007, khi cấp ủy, chính quyền xã vận động xóa bỏ lò gạch thủ công, ông Dũng đã chuyển dần sang nuôi tôm, cua biển quảng canh. Vượt qua những khó khăn của thời kỳ đầu làm quen với hình thức sản xuất mới, việc nuôi tôm, cua biển đã giúp ông Dũng có tích lũy về kinh tế, kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy, hải sản. Nhận thấy, con tôm ngày càng có giá trị trên thị trường, năm 2012, ông đã chuyển sang nuôi công nghiệp. Để việc nuôi tôm thuận lợi, cho hiệu quả kinh tế, ông Dũng đã đi đến các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An để học hỏi kinh nghiệm. Những kiến thức, kỹ thuật trong quy trình chăm sóc, nuôi con tôm công nghiệp đã học được ông Dũng áp dụng bài bản. Hiện mỗi năm, con tôm mang lại cho gia đình ông Dũng khoản thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn tạo việc làm cho 5 lao động địa phương thường xuyên, với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Bằng sự cần cù lao động, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên có “của ăn, của để” và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng quê hương, nhiều năm liên tục ông Dũng đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện.

Ở xã Đa Lộc còn có “lão nông” Bùi Văn Thực, thôn Đông Tân, 1 trong 10 đại biểu của tỉnh được tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” tại thủ đô Hà Nội. Giống nhiều nông dân khác ở vùng biển, ông Thực đã biết tận dụng lợi thế đất đai vùng triều để đưa con ngao thương phẩm vào nuôi trồng, với quy mô khoảng 13 ha. Cùng với con ngao, ông còn bỏ vốn đầu tư 3 ha ao, đầm để nuôi tôm sú, cua biển. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông Thực có thu nhập từ 600 đến 700 triệu đồng. Bên cạnh sự cần cù lao động, làm kinh tế giỏi, ông Thực còn luôn giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn, trao thưởng cho các cháu học sinh nghèo vượt khó, đóng góp làm đường giao thông nông thôn...

Ngược lên xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) – vùng đất gắn liền với Hội thề Lũng Nhai, chúng tôi được thăm các mô hình cải tạo vườn tạp của người nông dân nơi đây. Từ năm 2012, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Ngọc Phụng đã phát động phong trào “Cải tạo vườn tạp” đến các hộ dân. Với vai trò là đảng viên, cán bộ xã nghỉ hưu, ông Lê Văn Thành, ở thôn Hưng Long đã tiên phong, đi đầu, bằng việc phá bỏ 10 sào vườn tạp, đưa các loại cây ăn quả vào trồng. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, cùng với quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật, những cây vải Thanh Hà, cam Đường Canh, thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn của gia đình ông Thành 6 năm nay đã cho “quả ngọt”. Trong khu vườn của gia đình ông Thành đang trồng 40 cây vải Thanh Hà, 20 cây táo lai, 20 cây cam Đường Canh, 25 cây bưởi Diễn, 300 cây quýt cảnh, 71 trụ thanh long ruột đỏ. Bên cạnh đó, vào dịp gần tết ông còn tận dụng diện tích đất của vườn quýt cảnh sau khi đánh bầu để trồng khoảng 7.000 cây hoa cúc. Bằng cách làm bài bản, khoa học, mỗi năm gia đình ông Thành có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng. Ông Thành, chia sẻ: “Trước đây cả khu vườn rộng chỉ toàn là những cây không có giá trị kinh tế. Sau khi cải tạo đã thành vườn kinh tế, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”.

Bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, thiết thực, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Không cần những việc làm cao siêu, mà chỉ bằng sự cần cù trong lao động, sản xuất để thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, những “lão nông” ấy đã, đang thực hành tốt việc học và làm theo Bác.

 

Bài và ảnh: Trần Thanh/ Báo Thanh Hóa

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại881,099
  • Tổng lượt truy cập92,054,828
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây