Học tập đạo đức HCM

Nông dân Gia Lai làm giàu từ trồng cam sành

Thứ ba - 27/02/2018 19:52
Việc phát triển giống cam sành cũng như một số loại cây có múi tại H.Kbang (Gia Lai) đang cho hiệu quả cao, mở thêm hướng thoát nghèo, làm giàu cho nhiều nông dân, đặc biệt là trong cộng đồng bản địa.

Vườn cam sành của gia đình bà Trần Thị Lại cho nguồn lợi đáng kể; ảnh: Trần Hiếu

Vườn cam sành của gia đình bà Trần Thị Lại cho nguồn lợi đáng kể; ảnh: Trần Hiếu

Thực tế, khí hậu, thổ nhưỡng ở H.Kbang khá thích hợp để trồng cam sành với ưu điểm quả đều, mọng nước và ngọt. Tết Mậu Tuất, nhiều nông dân ở H.Kbang đã xuất đi một lượng lớn cam sành cung cấp cho thị trường Gia Lai và các tỉnh lân cận, được người tiêu dùng đón nhận, tìm mua.

Không chỉ được mùa, nhiều nhà vườn tại H.Kbang trúng lớn khi cam sành được giá. Cam bán tại vườn 40.000 đồng/kg, cận tết lên đến gần 60.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Hường, một thương lái, cho biết: “Chúng tôi cũng như nhiều thương lái khác vào H.Kbang mua cam sành về xuất bán cho các sạp hoa quả và một số đầu mối ở miền Trung. Cam trúng lắm, có cây được gần 50 kg quả. Người tiêu dùng yên tâm khi cam trồng ở vùng này sạch và ngọt nước”.

Kiếm hàng trăm triệu đồng từ trồng dừa, trồng sen Nhà bà Trần Thị Lại (xã Sơn Lang, H.Kbang) trồng hơn 200 gốc cam. Lúc đầu, bà tìm mua giống ở ngoài bắc với giá 100.000 đồng/cây. Sau này trồng cam ghép. “Chúng tôi đang mở rộng diện tích cam. Đất ở đây rất hợp. Cam chín đồng loạt và được thương lái đến tận vườn mua. Nhiều người tiêu dùng biết tiếng cũng gọi điện đặt hàng. Gần cả chục tấn cam được mua hết. Nhiều người cũng đến vườn cam của chúng tôi để học hỏi kinh nghiệm về trồng ở vườn nhà”, bà Lại hồ hởi.

Ông Võ Văn Phán, Chủ tịch UBND H.Kbang, cho biết: “Chúng tôi đang quy hoạch lại cơ cấu cây trồng để phát triển tiềm năng cây cam sành. Đây là lợi thế giúp nhiều nông dân, đặc biệt là những vùng dân cư bản địa, có thêm cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện chúng tôi đã giao ngành chuyên môn chuẩn bị sẵn tài liệu để mở các lớp tập huấn tại địa phương về phát triển cây có múi đạt tiêu chuẩn sạch, tạo nên thế mạnh riêng cho H.Kbang. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển chương trình nông thôn mới của huyện”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay34,924
  • Tháng hiện tại208,159
  • Tổng lượt truy cập88,886,493
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây