Vùng dự án trồng chanh leo thuộc các xã nằm trên trục đường vành đai miền Tây Nghệ An thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, vật tư vật liệu phục vụ công tác kiến thiết cơ bản và các vật tư cần thiết phục vụ quá trình chăm sóc chanh leo cũng như trong quá trình vận chuyển sản phẩm của dự án đến nơi tiêu thụ.
Hơn 1 năm triển khai thực hiện dự án trồng chanh leo, đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng được 128,3 ha. Hiện nay, người dân đang thu hoạch diện tích chanh trồng năm 2017; ước sản lượng thu hoạch vụ hè thu đạt 700 tấn, doanh thu gần 10 tỷ đồng; ước cả năm 2018 từ 1.668 - 1.925 tấn, doanh thu trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho trên 500 lao động tại địa bàn xã Nhôn Mai, Hữu Khuông.
Từ kết quả đạt được người dân rất phấn khởi và tham gia dự án tích cực, tạo bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trở thành vùng chuyên canh trồng cây chanh leo, tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động trong vùng dự án.
Sau khi đi kiểm tra thực tế, đồng chí Đinh Viết Hồng làm việc với UBND huyện Tương Dương về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn huyện.
Qua 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, đến nay, tổng số HTX trên địa bàn huyện là 11 HTX với 131 thành viên. Trong đó có 9 HTX nông nghiệp, 2 HTX phi nông nghiệp; có 9/18 xã, thị trấn có HTX. Các HTX đã tạo được mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận nông dân tham gia vào HTX và thụ hưởng các dịch vụ do HTX mang lại.
Tương Dương đã công nhận 2 làng có nghề dệt thổ cẩm ở bản Sơn Hà, xã Tam Quang và bản Mác, xã Thạch Giám.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện phong trào kinh tế tập thể, HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn manh mún, chưa năng động, chậm khắc phục tình trạng khó khăn yếu kém...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Tương Dương đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ các lớp tập huấn cho các xã chưa có HTX về luật HTX và có chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển HTX; hướng dẫn thành lập HTX cho các hộ sản xuất giỏi, nhóm sản xuất trên địa bàn huyện.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những hiệu quả bước đầu của các hợp tác xã trong thời gian qua.
Đồng chí chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn cần phải khắc phục và đề nghị trong thời gian tới, huyện Tương Dương cần lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, làng nghề quyết liệt hơn nữa; tập trung tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức để người dân dễ hiểu, dễ biết và lựa chọn tham gia các mô hình HTX; tiến hành giao các địa phương, các cơ quan của huyện khảo sát lại và nhân rộng thêm các HTX phù hợp với điều kiện địa phương. Tập trung cho vấn đề trồng và bảo vệ rừng, thanh lý những cây trồng kém hiệu quả; tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; cần chủ động lựa chọn vị trí bố trí các HTX phù hợp...
Tác giả bài viết: Kim Oanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;