Học tập đạo đức HCM

Nông dân chuyên nghiệp

Thứ năm - 13/04/2017 10:40
Từ những nông dân chân đất, nhờ sớm biết tích tụ ruộng đất để làm ăn một cách bài bản và chuyên nghiệp, họ đã thành công

Đó là vợ chồng ông Nguyễn Quốc Hùng - bà Lê Thị Hạnh (ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và ông Đoàn Văn Thi (ngụ xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ).

“Vua lúa” Óc Eo

Sau ngày lập gia đình, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Hùng sống chung với gia đình vợ, được cha mẹ vợ cho 3 ha đất trồng lúa. Từ đó, hằng ngày, chồng cày cấy, vợ may vá đủ sống qua ngày. Đang là Phó Bí thư Huyện đoàn Thoại Sơn, vì mê nghề nông nên ông Hùng về hẳn với ruộng đồng.

Vợ chồng ông Nguyễn Quốc Hùng thăm đồng. Ảnh dưới: Nông dân tỉ phú Đoàn Văn Thi.Ảnh: LONG HỒ - CA LINH
Vợ chồng ông Nguyễn Quốc Hùng thăm đồng. Ảnh dưới: Nông dân tỉ phú Đoàn Văn Thi.Ảnh: LONG HỒ - CA LINH

Nhờ cần kiệm chi tiêu, chịu khó tìm tòi và học hỏi, ông Hùng dành dụm được đồng nào thì mua đất hết đồng đó. Dần dà, vợ chồng ông được hơn 32 ha đất.

Trong quá trình sản xuất lúa hàng hóa, nhờ được nhà nước hướng dẫn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nên trình độ sản xuất của những nông dân như ông Hùng - bà Hạnh dần được nâng cao; tình trạng mất mùa không còn, chỉ có điều giá lúa hàng hóa cứ bấp bênh.

Nhận thấy nhu cầu lúa giống rất lớn, ông bà nuôi ý định sản xuất lúa giống để bán. Thế là trang trại lúa giống của họ ra đời vào đầu năm 2005. Đến năm 2008, trang trại Hùng Hạnh được chuyển thành công ty sản xuất lúa giống đặt tại xã Tân Vọng, huyện Thoại Sơn.

Vợ chồng ông Hùng bỏ thêm vốn đầu tư kho bãi chứa hàng; mua máy cày, máy ủi, máy gặt đập liên hợp, lò sấy, máy tách hạt giống, máy kéo; cải tạo hệ thống tưới tiêu và sử dụng tất cả 32 ha đất chuyển sang sản xuất lúa giống chất lượng cao. Diện tích đất lúa tiếp tục được mở rộng đến 200 ha thông qua hợp đồng với các tổ sản xuất. Hiện Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nghiên cứu và Sản xuất lúa giống Agi.S.E Hùng Hạnh có trên 10 điểm cung cấp lúa giống khắp ĐBSCL, thậm chí bán sang Campuchia. Tổng doanh thu mỗi năm của công ty đạt bình quân 4,3 tỉ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 1 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Tình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Vọng, cho biết: “Về sản xuất lúa quy mô lớn ở Óc Eo thì hộ ông Hùng là tiên phong nên nhiều người gọi ông Hùng là “Vua lúa Óc Eo”.

Tay trắng làm nên

Từ một nông dân ít học, chỉ có 5 công đất, ông Đoàn Văn Thi nay có trong tay 6 ha đất trồng lúa, nuôi cá và còn bao tiêu cho gần 50 ha lúa của nông dân trong vùng. Ông còn xây nhà bề thế và mở cửa hàng vật tư nông nghiệp lớn có hạng ở xã Trường Xuân A.

Ông Thi kể: “Hơn 20 năm trước, lúc tôi lấy vợ ra ở riêng, khổ dữ lắm. Cha mẹ nghèo khó nên con cái phải tự lập. Cũng may, ông bà cho 5 công đất ruộng. Thời gian này chỉ làm được 1 vụ lúa/năm nên thu hoạch xong chỉ đủ gạo ăn, đâu có dư mà bán. Phải bươn chải thêm để nuôi những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, tôi quyết định mua chiếc ghe để đi buôn cá. Nhờ cần cù, siêng năng nên nghề này đem lại lợi nhuận khá. Sau 5 năm tích góp, tôi mua thêm 15 công đất để trồng lúa”.

Trong quá trình đi buôn, thấy nhiều nơi người ta trồng 2 vụ lúa xen lẫn 1 vụ cá trong năm mang lại hiệu quả cao, ông Thi nghĩ mình cũng nên áp dụng xem sao. Sau 2 vụ lúa, ông bắt đầu nuôi cá chép trên ruộng. Cá trúng mùa, trúng giá và mô hình này được ông áp dụng tới nay.

Có của ăn, của để, ông Thi mua thêm đất để làm lúa, nuôi cá, tiến dần lên làm nông dân chuyên nghiệp. Hiện tại, ông có 6 ha đất để sản xuất theo mô hình nói trên. Theo tính toán, vụ đông xuân năng suất lúa cho khoảng 9-10 tấn/ha, vụ hè thu 7-8 tấn/ha, giúp ông thu lãi mỗi năm khoảng 400 triệu đồng. Riêng việc nuôi cá chép cũng mang về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm.

Theo ông Thi, chỉ có sản xuất lúa chất lượng cao và canh tác khoa học, áp dụng kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì lúa mới chín đều, chất lượng. Vì vậy, khoảng 10 năm qua, ông luôn chọn giống lúa chất lượng cao để gieo sạ và từ sạ khoảng 30 kg/công thì nay giảm còn 18 kg/công để giảm chi phí phân bón, hạn chế lúa đổ ngã nhưng đạt năng suất cao hơn. “Tôi đã làm theo sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật và thấy rất hiệu quả khi tiết kiệm được hàng chục triệu đồng so với canh tác truyền thống” - ông Thi cho biết.

Kỳ tới: Tránh hình thành “địa chủ mới”

Tạo việc làm cho nhiều người

Để giúp bà con khi tới mùa thu hoạch rộ thường bị thương lái ép giá, ông Đoàn Văn Thi xây một kho chứa 300-400 tấn lúa, đồng thời mạnh dạn bao tiêu cho 50 ha lúa trong vùng với giá lúc nào cũng cao hơn thị trường từ 100-200 đồng/kg. Lúa mua của nông dân, ông thuê nhân công thu gom đem về phơi rồi trữ trong kho. Khi nào được giá, ông bán hoặc xay thành gạo rồi mới bán, mỗi vụ thu lãi khoảng 300-400 triệu đồng. Tổng cộng, thu nhập gia đình mỗi năm đạt khoảng 1 tỉ đồng. Cửa hàng vật tư nông nghiệp của ông không chỉ ăn nên làm ra mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

 

LÂM LONG HỒ - CA LINH/ NGƯỜI LAO ĐỘNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại282,981
  • Tổng lượt truy cập92,660,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây