Học tập đạo đức HCM

Nông dân lâm nợ vì chơi tiền ảo

Thứ năm - 21/06/2018 10:25
Bán nhà, cầm cố vườn tược, trốn nợ... là tình cảnh của rất nhiều nông dân ở tỉnh Lâm Đồng sau khi lao vào đầu tư tiền ảo bitcoin

Từ các quán nhậu, quán cà phê, vỉa hè, công viên đến các vườn trà, rẫy cà phê ở tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, rất nhiều nông dân rủ nhau đầu tư tiền ảo bitcoin để làm giàu, bất chấp cảnh báo của các cơ quan chức năng về những rủi ro đồng tiền này mang đến.

Cám dỗ vì lãi "khủng"

Đầu năm 2017, nhiều người dân Lâm Đồng kháo nhau về sàn tiền ảo bitcoin với lợi nhuận "khủng" lên đến 300%. Thông tin về người này giàu lên, người kia phát tài lan truyền nhanh chóng cuốn hút nhiều nông dân đang đầu tư có lãi từ vườn, rẫy. Nhiều người kháo nhau bán nông sản, rẫy vườn, cầm cố nhà cửa đầu tư tham gia kinh doanh bitcoin theo hướng đa cấp này. Sau khi sàn tiền ảo bitcoin đổ sập vào đầu năm 2018, hàng trăm người dân đầu tư đến hàng chục tỉ đồng chưa kịp rút ra bỗng chốc trắng tay.

 

Anh Nguyễn Hữu Lộc (áo đen; ngụ xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm) hướng dẫn cách chơi tiền ảo qua máy tính

Ông Vũ Thanh Thuận (32 tuổi; ngụ phường 2, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) tiết lộ cách đây hơn 1 năm, ông được một người bạn sống ở TP HCM hướng dẫn đầu tư mua một "ví" (đồng bitcoin) tiền ảo 200 triệu đồng. Sau hơn 1 tuần đã lấy lại vốn và hơn 60 triệu đồng tiền lãi. Quá hấp dẫn, ông tiếp tục đầu tư thêm 150 triệu đồng để mua thêm 3 máy đào và rủ bạn bè hùn vốn kinh doanh theo mô hình này. "Thời gian đầu, anh em chúng tôi có lời nên phấn khởi lắm. Tuy nhiên, khoảng tháng 11-2017, sàn bitcoin đổ sập từ 200-300 USD/đồng bitcoin xuống còn chưa tới 10 USD/đồng trong vòng 1 ngày đã khiến nhiều người lâm cảnh nợ nần. Tôi ráng cầm cự nuôi 3 máy đào vì nghe thông tin trên các mạng internet là trong thời gian tới, đồng bitcoin sẽ khá lên. Nhưng hiện tại, mỗi tháng phải trả gần 20 triệu đồng tiền điện để nuôi 3 máy ấy, rất tốn kém" - ông Thuận chán nản.

Trong số nạn nhân của bitcoin có ông N.L.T, một người trồng và kinh doanh cà phê trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm. Ông T. đã bán tất cả số cà phê của nhiều người dân ký gửi lẫn cà phê của mình rồi tiếp tục vay ngân hàng hơn chục tỉ đồng để đầu tư vào sàn tiền ảo bitcoin. Sau khi sàn tiền ảo này sập, ông T. tuyên bố phá sản và đi khỏi địa phương. Ông Trần Văn Danh, một người thân của ông T., kể: "Gia đình tôi cũng nghe lời thằng T. giới thiệu vào chơi tiền ảo nên đã phải cầm sổ nhà đất đầu tư hơn 1 tỉ đồng. Ba tháng đầu lấy được lãi nên mừng lắm. Đến cuối năm 2017 "sập" sàn, tôi liền rút tiền nhưng chỉ được 300 triệu đồng, mất hẳn 700 triệu đồng nhưng biết làm sao được".

Khó xử lý!

Theo tìm hiểu của phóng viên, nông dân tham gia chơi bitcoin đủ các độ tuổi. Hầu hết người dân tìm hiểu thông tin qua mạng rồi ra ngân hàng lập tài khoản, nộp tiền và rút tiền lãi hằng tháng. Nếu mua bán, sang nhượng tiền ảo thì vào chợ buôn bán, giao dịch có tên là sàn remitano.com.vn... hoặc bỏ tiền đầu tư mua máy đào bitcoin.

"Mới sáng sớm mà nghe tin có người ở địa phương đã trúng lớn, trong vòng 3 tháng tiền gốc vẫn còn mà rút lãi ròng hơn 600 triệu đồng, còn tậu được ôtô hàng trăm triệu nữa thì ai mà không ham. Mình thua lỗ là do làm ăn chưa gặp thời thôi..." - anh Nguyễn Hữu Lộc (ngụ xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm), người đã từng tham gia đầu tư kinh doanh tiền ảo bị thua lỗ, vẫn còn tiếc nuối.

Cũng theo anh Lộc, chơi loại hình này đòi hỏi rành về internet, am hiểu công nghệ kỹ thuật số. Ở đây hầu hết là nông dân nên hiểu biết hạn chế, đa số bỏ tiền đầu tư theo một kênh khác, hay nhờ người khác mua "ví", rồi người này chơi trúng rủ thêm người kế tiếp nhưng chủ yếu vẫn là người quen thân với nhau trong gia đình, họ hàng nên khi tiền ảo mất giá thì hàng loạt người cũng lâm cảnh lao đao.

Theo Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh này có 6 địa phương có tình trạng nông dân đầu tư chơi các loại hình tiền ảo, gồm: TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Cát Tiên. Có 14 hộ dân có hệ thống máy tính với mục đích khai thác tiền ảo các loại như Bitcoin, Eth, Zcash... Huyện Bảo Lâm phát hiện 3 cá nhân hoạt động kinh doanh tiền ảo.

"Hầu hết người dân chơi tiền ảo bitcoin rất kín tiếng, khi họ thua lỗ cũng không trình báo cho chính quyền hoặc cơ quan chức năng, một phần do xấu hổ với mọi người, phần vì khi giao dịch tiền không hề có hóa đơn, chứng từ thì không thể có căn cứ xử lý" - đại diện Công an huyện Bảo Lâm thông tin.

 
 
 
Theo Người lao động
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập948
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,648
  • Tổng lượt truy cập93,142,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây