Học tập đạo đức HCM

Nông dân vi diệu

Thứ bảy - 18/08/2018 10:21
Gần đây, thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 (CN4.0) thường xuyên được đề cập đến đối với các lĩnh vực phát triển đời sống. Các chuyên gia cũng đưa ra dự báo cuộc cách mạng này sẽ bùng nổ trong sản xuất nông nghiệp… tạo nên nhiều cơ hội và thành tựu mới.

Tuy vậy, kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, muốn có được nền nông nghiệp 4.0 (NN4.0) trước hết phải có đội ngũ nông dân thông minh, năng động tham gia vận hành thành thạo thiết bị, quy trình ứng dụng khoa học 4.0 vào sản xuất nông nghiệp. Gắn với xu thế mới lực lượng nông dân kia còn được gọi là nông dân 4.0…

Thực tế trước đây, nhiều vùng quê Việt Nam đã có không ít sản phẩm phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp một cách tinh vi đến kỳ diệu, do người nông dân sáng chế, như ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), lúc con cá tra, ba sa trở thành đế ngư, tức thì ở các vùng nuôi cá xuất hiện máy đào vét ao có công suất cao gấp nhiều lần so với cách làm cơ bắp.

Từ nhu cầu giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận trong canh tác lúa người nông dân đã sáng chế máy gặt đập liên hợp… Có nông dân còn tự thiết kế hệ thống phun tưới cho cây trồng bằng điện thoại thông minh; ứng dụng công nghệ đám mây điều hành sản xuất vườn cây ăn trái... Những nông dân chân đất, bỗng chốc trở thành những nhà sáng chế “bất đắc dĩ”, chỉ hiềm một nỗi, họ hăng say mày mò trên cái nền học vấn chưa vượt qua ngưỡng phổ thông trung học. Rõ là đã chạm tay vào cánh cổng CN4.0, nhưng để mở được cánh cổng ấy bước sâu vào không gian NN4.0 đâu chỉ có ngần ấy…

20 năm trước, những cánh đồng lúa ở ĐBSCL thường bị rầy nâu tấn công, có lúc trở thành đại dịch, thầy trò trường Đại học Cần Thơ sát cánh cùng người nông dân bám đồng ruộng đẩy lùi dịch bệnh hại lúa. Gạch nối gắn bó và sẻ chia giữa nhà khoa học và nông dân trên vựa lúa quốc gia như một truyền thống đẹp cho cây lúa đứng vững. Còn bây giờ, máy móc thiết bị phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tại sao chỉ có người nông dân quan tâm?

Đất nước ta có đến 24.000 tiến sĩ. Những bậc thức giả này đang ở đoạn nào trong hành trình đi đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0? Trong cuộc chuyển đổi mang tính bước ngoặc, người nông dân không thể đơn độc nhập cuộc, cho dù trước đó họ từng kỳ công sáng chế ra những công cụ vi diệu trên luống cày của mình.

LÊ THANH NGUYÊN/ LAO ĐỘNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,000
  • Tổng lượt truy cập92,011,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây