Học tập đạo đức HCM

Nông hộ nuôi bò sữa phải nhanh chóng thay đổi!

Thứ ba - 03/04/2018 03:59
Trong khi người nuôi bò thịt qui mô nhỏ đang ‘khóc đứng khóc ngồi” vì giá bán quá thấp, thua lỗ, thì người nuôi bò sữa cũng đang đối mặt với không ít khó khăn.

Có quá ít đối tác tiêu thụ để chọn lựa, cách kiểm tra chất lượng đầu vào sữa tươi nguyên liệu của nhà thu mua, thiếu ý thức  trong chăn nuôi là những rào cản đẩy người nuôi bò sữa vào khó khăn.

Phóng viên Thế Giới Tiếp Thị Online đã trao đổi với ông Châu Minh Chinh, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp R&D (RDCO), người có nhiều năm tham gia vào chuỗi cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho người chăn nuôi bò sữa.

 "Nông dân không có nhiều lựa chọn đối tác thu mua sữa", ông Châu Minh Chinh nhận định

Tâm lí đối phó

Phóng viên: Với khoảng 100 triệu dân, Việt Nam là thị trường sữa lớn, nhưng nhiều người chăn nuôi bò sữa đang dần mất hứng thú với vật nuôi này. Ông nghĩ thế nào về vấn đề trên?

Ông Châu Minh Chinh: Gần như ai cũng thấy rằng, tại Việt Nam hiện nay, ngành sữa có rất ít đối tác thu mua sữa tươi nguyên liệu của người nuôi bò sữa. Khoảng hơn 70% sản lượng sữa tập trung vào một doanh nghiệp sữa lớn tại Việt Nam. Số còn lại rơi vào một số doanh nghiệp nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể.

Vì có quá ít đối tác thu mua, nên gần như người nông dân không có nhiều chọn lựa. Từ đó thị trường thiếu sự cạnh tranh. Bên cạnh đó người chăn nuôi còn chịu nhiều áp lực từ các tiêu chuẩn cũng như cách kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu đầu vào của nhà thu mua.

Các áp lực đó là gì, thưa ông?

- Hiện nay giá thu mua sữa tươi nguyên liệu do một công ty lớn thu mua quy định có các mức là 8000 đồng/ kg, 10.500 đồng/kg, 12.000 đồng/kg và 14.000 đồng/kg. Như vậy chênh lệch giá từ loại một với loại cuối cùng là khá lớn. Quy trình thu mua, kiểm tra chất lượng sẽ do công ty thu mua quyết định. Công ty kiểm tra một lần để định giá cho một tuần. Điều này làm người chăn nuôi mang nặng tâm lí đối phó cũng như thiếu tập trung đầu tư dinh dưỡng, sức khoẻ cho đàn bò  của mình.

Tôi lấy ví dụ hộ ông A chất lượng sũa tươi nguyên liệu chỉ đạt giá 8.000 đồng/kg. Và cứ thế, các ngày còn lại trong tuần, ông A không cần cải thiện chất lượng sữa nữa, cứ thế mà bán cho hết tuần. Còn ngược lại, sữa tươi nguyên liệu của ông đạt 14.000 đồng/kg thì nguyên tuần, người nông dân này không  chú tâm đến chất lượng. Cách làm này tác động tiêu cực đến tiêu chuẩn chất lượng nữa. Sữa tươi nguyên liệu bán giá thấp không chỉ gây thiệt hại đến người chăn nuôi mà con làm ảnh hưởng nhà sản xuất sữa thành phẩm nói chung.

 Kiểm tra chất lượng sữa

Phần lớn do ý thức

Vai trò của người chăn nuôi trong việc tạo ra chất lượng sữa tươi nguyên liệu như thế nào, thưa ông?

- Có thể nói người nông dân chăn nuôi bò sữa là nhân tố liên quan trực tiếp đến chất lượng sữa tươi nguyên liệu. Nếu họ không ý thức được  việc chăn nuôi không đảm bảo kĩ thuật, con giống kém, vệ sinh thú y không đảm bảo, dinh dưỡng không đáp ứng, thiếu các thiết bị chăn nuôi cần thiết… thì chất lượng sữa sẽ không đảm bảo cũng như giá bán sẽ thấp.

Cụ thể thế nào, thưa ông?

- Các công ty sản xuất sữa lớn tại Việt Nam đều có trang trại nuôi bò riêng và quy trình chăm sóc, vắt sữa rất nghiêm ngặt, đạt chuẩn. Tuy nhiên, sản lượng sữa có hạn nên họ vẫn phải mua thêm từ các nông hộ.

Trong khi đó, các nông hộ không đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất, ổn định nhất. Hầu hết đều không có khu vắt sữa riêng mà phải vắt tại chuồng, rất mất vệ sinh. Ngoài ra, con giống, thức ăn, cách chăm sóc , nuôi dưỡng cũng không đảm bảo. Tất cả nguồn thức ăn đầu vào cũng không được các nông hộ chọn lựa một cách nghiêm ngặt cũng làm ảnh hưởng rát lớn đến sản lượng cũng như chất lượng sưa tươi nguyên liệu.

Vậy những giải pháp nào để kiểm soát tốt nguồn sữa nguyên liệu, thưa ông?

- Có 3 nguồn nguyên liệu chính để các công ty sản xuất sữa cung cấp sữa thành phẩm cho thị trường là sữa tươi nguyên liệu từ đàn bò do họ nuôi (nếu doanh nghiệp có nuôi), do thu mua từ các nông hộ và sữa hoàn nguyên nhập khẩu

Để có chất lượng sữa tốt, trước hết người nuôi cần nâng cao nhận thức về đầu tư chuồng trại, con giống, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt… thì rất cần các tham khảo kĩ thuật từ chuyên gia, chọn các đơn vị cung ứng sản phẩm đầu vào đảm bảo chất lượng… nhằm mang đến cho người nuôi những kiến thức cũng như sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn cũng như đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Ngoài ra cũng cần có các giải pháp căn cơ, lâu dài của nhà nước đối với người chăn nuôi bò sữa.

 

Tại tọa đàm nhằm nâng cao chất lượng sữa bò do RDCO tổ chức ngày 26/3, tại huyện Củ Chi, TP.HCM, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát, giảng viên Trường đại học Nông lâm TP.HCM nhận định, vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm đạt sản lượng và chất lượng sữa cao vẫn là thách thức của người chăn nuôi.

Nhiều người chăn nuôi bò sữa cho biết, đang gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sữa như như thiếu vật chất khô, tế bào soma cao... Bên cạnh đó, một số bệnh liên quan đến viêm vú, chân, móng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa. 

Theo Tiến sĩ Phát, để tạo ra nguồn sữa tươi nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nhà thu mua, đòi hỏi người chăn nuôi bò sữa phải có kĩ năng chuyên môn cũng như việc áp dụng quy trình kĩ thuật nghiêm ngặt.

Nguyễn Thanh/thegioitiepthi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,534
  • Tổng lượt truy cập92,014,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây