Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp 4.0 và tư duy “Công nghệ cao” thực sự trong đầu tư trang trại

Thứ năm - 08/02/2018 10:35
“Nông nghiệp công nghệ cao”, “nông nghiệp 4.0” là những cụm từ đang rất “thời thượng”. Đó vừa là mong muốn và mục đích, vừa là nỗi hoài nghi lớn giữa tình trạng lạc hậu, ngổn ngang của ngành nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, cũng đã có vài câu chuyện sống động từ một số doanh nghiệp nông nghiệp VN để chứng minh rằng đây là con đường hoàn toàn khả thi nếu có cách hiểu và làm đúng đắn.

Nuôi lợn, nuôi tôm bằng công nghệ và khả năng thay đổi bức tranh của nông nghiệp VN

Ngành nuôi lợn VN hiện nay chủ yếu ở quy mô hộ gia đình và những trang trại nhỏ. Manh mún, lạc hậu nên năng suất thấp, giá thành cao, không kiểm soát được nguồn cung, có quá nhiều thách thức về chất lượng và an toàn thực phẩm. Dư lượng kháng sinh, thuốc an thần... trong thịt lợn đã là nỗi lo thường trực cho người tiêu dùng. Cơ hội xuất khẩu của thịt lợn VN tất nhiên vô cùng thấp.

Ông Lê Quang Thành, Tổng giám độc Công ty CP Thái Dương, đánh giá VN hoàn toàn có thể thay đổi cục diện này bằng quyết tâm triển khai nông nghiệp công nghệ cao. Trang trại Thái Dương tại Đô Lương (Nghệ An) được công nhận là mô hình nông nghiệp 4.0 đích thực khi áp dụng tất cả kỹ năng chăn nuôi - quản lý bằng công nghệ hiện đại với sự tham gia của giới khoa học trong và ngoài nước. Tại đây, đang có một quy trình hoàn chỉnh trên quy mô lớn để bảo tồn, phát triển giống với công nghệ quản lý gene di truyền, sản xuất thức ăn vi sinh, nuôi bằng công nghệ liquid feeding... có thể khắc phục được những vấn nạn trầm trọng của toàn ngành chăn nuôi.

Tương tự, Tập đoàn Việt - Úc cũng đang thúc đẩy ngành nuôi tôm VN đến một tầm vóc và quy mô mới với những thành tựu tiêu biểu về sản xuất tôm bố mẹ, thức ăn từ thiên nhiên và mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Với năng lực đầu tư và quản lý hiện đại, Tập đoàn này không chỉ khắc phục được những rủi ro, hạn chế của mô hình nuôi trồng cũ, mà còn có thể đạt vượt trội về năng suất, chất lượng lẫn khả năng kiểm soát cao nhất trên con tôm.

Nông nghiệp 4.0 và tư duy “Công nghệ cao” thực sự trong đầu tư trang trại - Ảnh 1.

Trang trại Thái Dương tại Nghệ An với giải pháp vật liệu của Lysaght Agrished.

Thái Dương và Việt - Úc còn được đánh giá là những mô hình hiện đại so với thị trường toàn cầu chứ không chỉ tại VN. Do đó, đây cũng là những mô hình tiên phong để dẫn dắt và làm tham khảo cho sự thay đổi của ngành toàn nông nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản.

Chuồng trại – Nền tảng để ứng dụng công nghệ hiệu quả trong nuôi trồng

Từ Thái Dương và Việt - Úc, giới doanh nghiệp đang có thêm động lực để đầu tư vào nông nghiệp. Để vượt qua tình trạng lạc hậu nặng nề và tiến đến nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả, kinh nghiệm đáng kể của cả hai đơn vị trên là làm đến nơi đến chốn trên tiêu chí đầu tư hiệu quả chứ không phải chỉ đơn thuần tính trên con số lớn hay nhỏ.

Bài học cụ thể nữa là tư duy về chuồng trại. Theo cách làm của các quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại, để xây dựng một trang trại, phải bắt đầu từ giải pháp quy hoạch và thiết kế tổng thế. Dựa trên thực địa, các điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của loại cây hoặc gia súc gia cầm sẽ được nuôi trồng cùng các điều kiện thực tế khác của chủ đầu tư, một giải pháp toàn diện sẽ được đề xuất. Trong đó, không chỉ các giải pháp không gian, mặt bằng, trang thiết bị, công nghệ - kỹ thuật được hoạch định, mà còn là bài toán tối ưu cho chi phí và định hướng đầu tư.

Cách tiếp cận này giúp nhà đầu tư có được mô hình trang trại phù hợp nhất với các điều kiện đang có, tránh tình trạng mất cân bằng, thiếu đồng bộ và hụt hơi, thất thoát về tài chính. Gải pháp tổng thể này cũng giúp định hướng rõ ràng về yêu cầu nhân lực, chi phí duy trì, phát triển cũng như triển vọng về hiệu suất cao nhất với khả năng kiểm soát tối đa.

Nông nghiệp 4.0 và tư duy “Công nghệ cao” thực sự trong đầu tư trang trại - Ảnh 2.

Việt - Úc đã triển khai mô hình nuôi tôm trong nhà kính với quy mô lớn, từ trang trại 50 hecta đến khu phức hợp 315 hecta với vai trò đồng hành của Lysaght Agrished.

 

Trên tính toán và đề xuất của giải pháp tổng thể, điều kiện đủ để trang trại ổn định, bền vững, phát huy tốt nhất công năng là chọn vật liệu xây dựng đúng. Theo ông Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc Công ty NS BlueScope Lysaght Vietnam - Nhãn hiệu giải giáp chuồng trại Lysaght Agrished, 3 nhóm vật liệu căn bản của chuồng trại là hệ khung, hệ trần và tường bao. Yêu cầu chung cho vật liệu xây dựng trang trại là an toàn, vững chắc, giúp thoát nhiệt, thoáng khí, tạo môi trường ổn định, thoải mái cho vật nuôi.

Ông Điền cũng nhấn mạnh một đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là khí thải và chất thải. Yếu tố này sẽ khiến vật liệu bị ăn mòn rất nhanh, trang trại rất dễ bị hư hại, xuống cấp. Hơn nữa, các trang trại còn phải chống chọi được thách thức của môi trường tự nhiên, biến đổi thời tiết, khí hậu… Vì vậy, vật liệu xây dựng trang trại phải được tính toán và lựa chọn một cách khoa học để có khả năng chống ăn mòn cao nhất, ít phải tu sửa, làm mới và đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sản xuất bền vững, lâu dài.

Lysaght Agrished là đơn vị cung cấp toàn bộ giải pháp vật liệu chuồng trại cho cả Thái Dương và Việt - Úc. Được biết, hiện nay, đây là đơn vị duy nhất tại VN có năng lực đáp ứng từ tư vấn giải pháp đến vật liệu xây dựng cho các trang trại công nghệ cao với các yêu cầu chuyên nghiệp của lĩnh vực này.

Đại diện của Thái Dương và Việt - Úc khẳng định để có thể tạo những doanh nghiệp nông nghiệp đột phá, cần rất nhiều nỗ lực đầu tư, nhưng phải bắt đầu từ những nền tảng cụ thể như mô hình chuồng trại với tư duy công nghệ cao thực sự.

A.D

Theo Nhịp sống kinh tế

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập647
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm646
  • Hôm nay83,192
  • Tháng hiện tại819,302
  • Tổng lượt truy cập93,196,966
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây