Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp thông minh: xu hướng của cư dân đô thị

Chủ nhật - 06/05/2018 04:46
Những năm gần đây, việc trồng các loại rau củ quả ở các khu vực đô thị, trong chính ngôi nhà của các cư dân đô thị thực sự đã trở thành xu hướng toàn cầu. Sự phát triển của mô hình này diễn ra rất nhanh và nó đã nhanh chóng trở thành một xu thế thời thượng.

Đã có rất nhiều mô hình nông nghiệp đô thị thông minh đã được triển khai và đưa vào áp dụng. Đặc biệt là ở các đô thị lớn ở một số nước như Tokyo, Hong Kong, Dubai, New York. Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện khá nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Điều gì đã làm cho mô hình canh tác này trở nên ưu thế hơn so với canh tác truyền thống.

Mô tả ảnh
Hình có tính chất minh họa - Ảnh internet.

Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận ra đó là tính hiệu quả, kinh tế vượt trội của mô hình này. Hãy tưởng tượng, với kiểu canh tác này, các loại cây trồng được trồng trên những giá kệ, nhiều lớp khác nhau, bố trí theo phương dọc. Như vậy, một góc sân thượng, một bức tường vừa được dùng trang trí vừa có thể là nơi canh tác được rất nhiều loại  khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng, hiệu quả sử dụng trên một không gian diện tích là rất cao. Ngoài ra, đối với kiểu canh tác truyền thống thì năng suất cây trồng ảnh hưởng khá nhiều bởi các yếu tố thời tiết. Ngược lại, “canh tác đô thị” ít ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, mưa bão, ánh sáng, nước tưới…vì gần như việc canh tác hoàn toàn diễn ra trong nhà và các yếu tố tác động đến sinh trưởng của cây trồng đều được kiểm soát nhân tạo.

Một điều dễ dàng nhận thấy đối với mô hình này nữa đó là mục tiêu hướng đến sự bền vững, thân thiện với môi trường. Việc kiểm soát nước tưới, ánh sáng, nhiệt độ một cách khoa học, theo nhu cầu sử dụng của cây trồng và việc dùng các loại giá thể để thay thế cho đất trồng sẽ hoàn toàn không có nguy cơ gây hạn hán do sử dụng nước quá mức, và cũng loại trừ khả năng gây thoái hóa đất, xói mòn đất…Chúng ta thường có câu “mùa nào cây ấy”, “tháng giêng trồng đậu, tháng ba trồng cà”…ý nói đến điều kiện thời tiết phù hợp để trồng từng loại cây trồng, nhưng đối với loại canh tác này thì rõ ràng khái niệm mùa vụ không còn là vấn đề đáng quan tâm, tất cả các loại cây trồng có thể được trồng quanh năm, cứ sau mỗi vụ, thay giá thể, gieo hạt giống mới, điều chỉnh dinh dưỡng, lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp theo sinh lý từng loại cây trồng thì mùa vụ mới lại bắt đầu.

Mô tả ảnh
Hình có tính chất minh họa - Ảnh internet.

Một lợi ích to lớn khác của loại hình nông nghiệp này đó là dễ dàng sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ thuần túy. Như đã trình bày ở trên, khi các điều kiện canh tác được kiểm soát một cách chặt chẽ. Việc canh tác không cần thiết phải sử dụng các loại hóa chất trừ sâu bệnh và tất nhiên cũng không cần dùng đến các loại kích thích sinh trưởng và các hóa chất bất lợi khác. Đây chính là một trong những thế mạnh chính của nông nghiệp đô thị.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình ở đô thị áp dụng mô hình canh tác này như một cách trang trí và tạo mảng xanh cho không gian đô thị vốn đã chật hẹp, bị bê tông hóa và thiếu mảng xanh trầm trọng. Nắm bắt được xu thế đó, có rất nhiều đơn vị đã đi sâu vào nghiên cứu, chuyển giao các mô hình canh tác thông minh, vừa mang giá trị về mặt thiết kế cảnh quan, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ gia đình đô thị có thể tự cung cấp các loại rau củ quả cho bữa ăn hàng ngày, thông qua các mô hình thông minh được thiết kế sẵn, vận hành đơn giản, có thể chỉ là mở một nút công tác điện, tất cả được tự động hoàn toàn từ tưới nước, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng…thậm chí có thể điều khiển bằng các phần mềm ứng dụng thông qua các “smart phone” ( thông minh).

Với những lợi ích thiết thực trên, có thể nói rằng, nông nghiệp đô thị đang đem lại một sức mạnh mới cho nông nghiệp, là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề về  sạch, an toàn, hướng tới một sự phát triển bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường.

Theo Lê Quang/ Tieudung.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,566
  • Tổng lượt truy cập93,230,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây