Học tập đạo đức HCM

Nữ Bí thư Chi bộ 'truyền lửa' làm giàu cho bà con dân tộc Mường

Thứ bảy - 10/06/2017 12:13
Chị Bùi Thị Sen (44 tuổi), Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Lâu, xã Thành Công, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) luôn nhiệt huyết với công tác xã hội, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Hơn nữa, chị còn là một người truyền lửa, phổ biến cách làm giàu cho bà con dân tộc.
Nữ Bí thư Chi bộ “truyền lửa” làm giàu cho bà con dân tộc Mường
Chị Bùi Thị Sen, Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Lâu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen Bí thư Chi bộ giỏi

Là một nữ Bí thư Chi bộ thôn, lại sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường, nên chị Sen thấu hiểu sự vất vả của người dân, bởi phần lớn bà con chưa có kỹ thuật canh tác, chưa có tư duy và phương thức sản xuất bền vững, nên nhiều hộ gia đình vẫn còn nghèo.

Thấu hiểu điều này, trong suốt nhiều năm qua, chị Sen luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con, đặc biệt là việc truyền lửa để bà con dân tộc Mường vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Giữa cái nắng của những ngày đầu tháng 6, chúng tôi tìm gặp chị Sen khi chị đang chăm sóc vườn bí của gia đình. Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị đó là dáng người nhỏ nhắn, pha lẫn nét chai sạm của một người nông dân. Và chúng tôi thấy rõ ở nơi chị đó là nghị lực vươn lên làm giàu. Theo chị Sen, mặc dù dân trí của bà con tuy đã có sự nâng lên như vẫn còn chậm khi tiếp cận thông tin, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt.

Nhờ đam mê học hỏi, lại biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nên vườn bí của gia đình luôn sai trĩu quả. Chị Sen cho biết: “Hiện tại bí của gia đình tôi dù đang con non nhưng đã nặng 2kg, nếu để già sẽ nặng 6kg. Hiện giá bí bán tại vườn là 4000 đồng/kg. Đặc biệt bí của gia đình tôi không dùng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ diệt sâu, bọ bằng phương pháp thủ công”.

Mới đầu khi bắt tay vào làm kinh tế, chị cũng chỉ mua mấy con dê giống bằng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm 2015 chị bán dê được 60 triệu đồng, hiện tại chị còn trên 40 con dê. Ngoài chăn nuôi dê, chị còn nuôi bò, nuôi cá, nuôi lợn rừng, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Để có được điều này chị Sen thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem ti vi, đi thực tế ở nhiều nơi, kịp thời cập nhật thông tin để truyền tải phổ biến đến bà con nhân dân. Theo chị Sen, mặc dù hàng nông sản của gia đình làm ra rất nhiều nhưng chưa có thị trường tiêu thụ.

Theo chị Sen, ngoài phát triển về rau củ, quả…, thôn Ngọc Lâu có lợi thế về rừng và núi đá nên rất thuận lợi để phát triển nghề chăn nuôi. Hiện tại so với các thôn ở trong xã, Ngọc Lâu là thôn có nhiều trâu bò nhất, trên 130 con. Các hộ nghèo ở trong thôn còn được hỗ trợ dê, bò 135 theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của Chính phủ.  

Vừa làm công tác lãnh đạo thôn, vừa phát triển kinh tế, chị Sen còn là tấm gương về nhân cách và cư xử. Mặc dù sống trong gia đình có 5 thế hệ, như chị Sen lúc nào cũng luôn là một người mẹ, một người vợ, một người con hiếu thảo. Chị lấy tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục con cái. Vì vậy nên hai con của chị đều chăm ngoan, học giỏi, gia đình đoàn kết, hòa thuận.

Chị Sen còn là người xây dựng khối đại đoàn kết ở trong thôn, tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng đến với người dân. Hiện các tổ chức đoàn thể trong thôn phát triển rất tốt, thôn không có tệ nạn xã hội, không có trộm cắp. Đời sống kinh tế của người dân đang có những bước cải thiện đáng kể. Người dân cũng đã có ý thức hơn trong việc giữ vững an ninh trật tự, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong thôn không có hủ tục, đời sống pháp luật và đời sống tinh thần đang ăn sâu và từng hộ dân. 

Ngọc Lâu là thôn thuần nông, có 90 hộ dân, 421 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Mường. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chị Sen đã đứng ra hô hào nhân dân cùng vận động đóng góp sức người, sức của xây dựng đường nông thôn. Đến nay thôn đã xây dựng xong đường nông thôn. Trong thôn đã có sân bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ.

Từ 41 hộ nghèo năm 2015, đến nay thôn Ngọc Lâu chỉ còn 37 hộ nghèo. Thôn đã hoàn thành 12/14 tiêu chí nông thôn mới, khó nhất là tiêu chí môi trường và tiêu chí hộ nghèo. Bởi vậy, chị luôn phải đi đầu gương mẫu, tích cực tuyên truyền người dân cần phải có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề môi trường. Có như vậy thì môi trường nông thôn mới trong sạch được. 

Theo chị Sen, trước đây chi bộ thôn không có đảng viên, không đủ một ban chi ủy, chỉ có một Bí thư và một Phó Bí thư. Từ cái khó đó, chị đã tìm hướng phát triển đảng viên, như tổ chức họp ban mặt trận, họp chi bộ mở rộng để tìm hướng đi. Đến nay thôn Ngọc Lâu đã có một chi bộ vững mạnh. Nhiều năm liền dưới sự lãnh đạo của chị, Chi bộ thôn Ngọc Lâu luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. 

Nhờ làm ăn kinh tế giỏi lại nhiệt huyết trong công tác lãnh đạo nên nhiều năm liền chị Sen vinh dự nhận được Bằng khen của UBND tỉnh trong phong trào thi đua Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt, quốc phòng - an ninh, và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. 

Theo Minh Phượng/ PLVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập540
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,425
  • Tổng lượt truy cập92,020,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây