Học tập đạo đức HCM

Núi Cấm mùa mưa: Tắm suối Thanh Long, ăn bánh xèo rau núi

Chủ nhật - 12/08/2018 10:25
Mùa mưa, núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thay chiếc áo xanh mơn mởn. Khung cảnh núi rừng bỗng hóa nên thơ với tiếng suối chảy rì rào, tiếng chuông chùa tịch lặng vọng xuống hồ nước đầy ăm ắp hay sự “lên ngôi” của đặc sản vào mùa.

Phong phú về đặc sản

Không quá ồn ào, náo nhiệt như những tháng hành hương nhưng núi Cấm mùa mưa trở nên hấp dẫn du khách bởi những loại cây đặc sản vào mùa. Dọc theo tuyến đường lên núi, dễ bắt gặp những rổ bơ bày bán với sắc xanh, tím trông thích mắt. Vào tháng 5 (âm lịch), bơ núi Cấm đã vào mùa rộ.

“Năm nay, mưa kéo dài nên bơ đậu trái rất sai. Mỗi cây có thể cho khoảng 200-500kg trái nếu bẻ hết mùa. Vì vậy, nhà vườn núi Cấm năm nay có thu nhập khá. Ngặt nỗi, giá bơ không như mong đợi. Thương lái bẻ tại vườn chỉ tầm 5.000 - 6.000 đồng/kg, chúng tôi bán lẻ cho du khách cũng chỉ 8.000 - 10.000 đồng/kg.

Đối với giống bơ sáp giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng nhìn chung vẫn rẻ hơn mọi năm” - bà Nguyễn Thị Liên (chủ vườn bơ trên núi Cấm) thật tình cho biết.

 nui cam mua mua: tam suoi thanh long, an banh xeo rau nui hinh anh 1

Du khách đến viếng Phật Di Lặc khá đông

Ngoài bơ, du khách có thể nghe mùi hương thoang thoảng của sầu riêng núi chín cây còn lủng lẳng trên cành. Theo nhiều chủ vườn, sầu riêng được bán cho du khách với giá 60.000 - 70.000 đồng/kg. Khi được hỏi về phẩm chất, ông Ngô Văn Hòa, nông dân trồng sầu riêng ở ấp Thiên Tuế (xã An Hảo) giải thích: “Sầu riêng trên núi sản lượng không cao, phẩm chất cũng như dưới xuôi.

Có điều, chủ vườn trên này không bẻ sớm như các tỉnh miền Đông mà đợi sầu riêng chín rụng mới đem bán lẻ cho du khách.

Vì sầu riêng chín tới nên chất lượng thơm ngon và đảm bảo không xử lý hóa chất như các nơi khác. Năm nay mưa dai, sầu riêng không đậu trái nhiều nên sản lượng chỉ còn một nửa, chứ các năm trước giá không cao như bây giờ”.

 nui cam mua mua: tam suoi thanh long, an banh xeo rau nui hinh anh 2

Mùa mưa ở núi Cẩm,  đặc sản rau rừng “lên ngôi”

Bước qua khỏi hương thơm sầu riêng núi Cấm, tôi đặt chân đến tượng Phật Di Lặc với nụ cười tự tại giữa trời cao. Dù là mùa mưa nhưng du khách đến viếng Phật Di Lặc khá đông, họ thành kính cầu mong điều tốt lành và muốn chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á.

Điểm cuốn hút du khách vào mùa mưa chính là bánh xèo rau núi. Vào mùa này, khá nhiều rau rừng xuất hiện cùng dĩa bánh xèo.Có thể thấy đọt cát lồi, lá châm, lá xoài non, rau tàu bay, lá đinh lăng, lá bơ non… xuất hiện cùng các loại rau quen thuộc như: ống cây, cải xà lách, cải bẹ xanh đã tạo nên hương vị rất riêng của món bành xèo rau núi.

Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng cho 1 dĩa bánh xèo 2 cái, du khách có thể thưởng thức cả dĩa rau rừng to với lời mời đon đả của chủ quán: “Ăn đi chú, mùa mưa rau núi ăn… mệt nghỉ”.

Vẻ đẹp nên thơ

Mùa mưa cũng là lúc những đám mây cứ chực sà xuống, mang theo cái se lạnh làm tươi mát tâm hồn du khách. “Tôi thích nhất ở núi Cấm chính là mây.

Khung cảnh ở đây vào buổi sáng sớm nhìn rất nên thơ với những đám mây là đà trên mặt hồ Thủy Liêm. Được ngồi nghe tiếng chuông chùa, ngắm mây bay mơ màng khiến tôi thấy lòng mình nhẹ hẳn.

Bởi vậy, tôi luôn sắp xếp thời gian đến núi Cấm mỗi năm 1 lần khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch. Đi núi vào mùa này thấy thoải mái bởi khách không quá đông mà khung cảnh lại rất hữu tình” - chị Lưu Ngọc Hà (du khách ở TP. Cần Thơ) chia sẻ.

 nui cam mua mua: tam suoi thanh long, an banh xeo rau nui hinh anh 3

Thỏa thích tắm suối Thanh Long

Quá trưa, ánh nắng bừng lên soi rõ khung cảnh núi rừng. Nắng chiếu xuống mặt nước hồ Thanh Long lấp loáng như tấm gương soi bóng núi. Từ ngày có con đập hồ Thanh Long, khung cảnh bỗng trở nên kỳ vĩ, hữu tình hơn.

Mọi người tranh thủ chụp ảnh tại hồ Thanh Long bởi công trình nhân tạo này đã tạo nên điểm thưởng ngoạn cảnh mới trên bước đường chinh phục núi Cấm của khách hành hương. Tôi xuống núi bằng “đường cũ” ven suối Thanh Long. Mùa mưa, con suối bừng tỉnh. Tiếng suối rì rào như tiếng hát cô sơn nữ làm khách bộ hành bâng khuâng, tưởng mình đã trở về thuở sơ khai giữa vùng núi non cô tịch.

Đường xuống núi mát rượi bóng cây. Thi thoảng, tôi bắt gặp những đoàn khách đang ngược hướng lên núi. Nhễ nhại mồ hôi, họ í ới gọi nhau và trò chuyện rôm rả. Những bậc thang ven suối Thanh Long đầy rêu vào mùa mưa.

Tuy không đến nỗi trơn như đổ mỡ nhưng đòi hỏi sự cẩn thận của du khách, nhất là những người đang xuống núi. Những chỗ dốc cao, suối Thanh Long tạo thành con thác nhỏ tuôn dài như “áng tóc trữ tình”. Những bạn trẻ hào hứng tắm trong làn nước mát lạnh, cười đùa vui vẻ.

“Muốn tắm suối thiệt đã thì phải đợi mùa này hẳn lên núi. Ở đây mấy chục năm tôi nghe tiếng suối đã quen tai, nếu vắng nó sẽ thấy buồn lắm.

Nhờ suối Thanh Long có nước vào mùa mưa mà tôi có thể trồng vườn hay buôn bán ít đồ lặt vặt cho khách tắm suối hoặc đi hành hương” - ông Nguyễn Văn Thuận (hộ dân sống gần suối Thanh Long) thật tình. Mấy tán bằng lăng rừng trổ bông tím rịm nổi bật giữa màu xanh của núi rừng trở thành nét chấm phá trong bức tranh sơn thủy hữu tình.

Tôi xuống đến chân núi với sự thoải mái sau ngày dài chinh phục đỉnh non cao. Có lẽ, tôi sẽ trở lại vào mùa mưa năm sau, khi mấy trái sầu riêng đầu mùa lủng lẳng tỏa hương thơm sau những cơn mưa rừng núi Cấm.

 
Theo Thanh Tiến (TTMT)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập783
  • Hôm nay66,211
  • Tháng hiện tại802,321
  • Tổng lượt truy cập93,179,985
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây