Học tập đạo đức HCM

Nước mắt vùng ngao sau mưa lũ

Thứ hai - 16/10/2017 03:58
Sau 10 năm người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới lại chứng kiến trận lũ có kinh hoàng đến thế. Lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ về quá lớn đã nhấn chìm hơn 6.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản, đẩy nhiều gia đình vào cảnh trắng tay…

Đây quả thực là một năm đại hạn đối với các hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện vùng biển Hậu Lộc. Thiên tai tiếp diễn liên hồi đẩy họ vào tình cảnh khốn cùng sống không bằng chết, “kiệt quệ” cả về tinh thần lẫn của cải.

Theo UBND xã Đa Lộc, tình trạng ngập úng trong những ngày qua đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ 250ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản, trong đó khu vực nội đê chiếm 159ha, ngoại đê 61,5ha, 30ha còn lại nuôi cá truyền thống. Nghiêm trọng hơn, tất cả 256,5ha nuôi ngao ở khu vực vùng triều của 178 hộ vẫn đang chìm sâu trong bùn lầy, nguy cơ mất trắng hiển hiện trước mắt.

Hộ ông Phạm Đức Nhuần, trú thôn Đông Hải có tổng cộng 15ha nuôi ngao (4ha ngao giống, 11ha ngao thịt). Mọi năm thời tiết chuyển biến thuận lợi, con ngao phát triển tốt, lại được giá. Tuy nhiên, 1 năm trở lại đây tình hình quay ngoắt theo chiều hướng bất lợi, đầu tư vụ nào lỗ chỏng vó vụ đó khiến gia đình ông không biết đường nào mà lần.

Chỉ mới đây thôi, cơn “bạo bệnh” vào tháng 12/2016 đã cướp mất của gia đình ông Nhuần số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Sau khi chính quyền kiểm đếm, thống kê thiệt hại, ông Nhuần được hỗ trợ… 82 triệu đồng.

18-49-05_2
Lũ kéo theo lượng bùn lớn khiến vùng nuôi của xã Đa Lộc bị ảnh hưởng nặng nề

“Nếu trời yên bể lặng, nuôi ngao là nghề hái ra tiền. Tuy nhiên cứ thế này thì nông dân chúng tôi chỉ có nước đi ăn mày cả đám, số tiền Nhà nước hỗ trợ quá ít ỏi buộc vợ chồng tôi phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi huy động vốn nuôi hòng gỡ gạc, ngờ đâu lại bi đát thêm”, ông Nhuần chua xót.

Sau khi cải tạo bãi nuôi, cuối quý III, đầu quý IV/2017 ông Nhuần tiến hành thả tiếp 320 tấn ngao thịt (8.000 đồng/kg) cùng 40 tấn ngao giống, tổng chi phí ngót nghét 3 tỷ đồng. Nào ngờ vận rủi chưa chịu buông tha

“Cơn bão số 10 khiến gia đình tôi mất trắng trên 2 tỷ đồng, chưa kịp định thần thì lũ dữ lại ấp đến nhấn chìm tất cả. Lũ tràn về với lưu lượng lớn kéo theo rất nhiều bùn lầy, ngao nằm phía dưới thì không có oxy để thở, nếu trồi lên bề mặt thì bị sóng đánh dạt đi tất thảy. Hiện phần lớn diện tích nuôi đang ngập trong bùn, nhiều điểm dày đến 30 - 40cm, với điều kiện như thế con ngao gần như không thể cầm cự”, ông mếu máo.

18-49-05_4
Gia đình ông Phạm Đức Nhuần trải qua một năm đầy biến động

Chung cảnh ngộ là trường hợp của bà Trịnh Thị Huế (trú tại thôn Y Bích) nuôi 35ha ngao ở 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc (xã Đa Lộc và xã Hải Lộc), có lúc lợi nhuận bà Huế thu về từ con ngao là không thể đong đếm. Tuy nhiên đó là chuyện của quá khứ, giờ đây xem ra gió đã đổi chiều.

“Một năm dăm trận thiên ai thì tiền tấn cũng không đủ. Đấy chú xem, riêng năm 2016 gia đình tôi đã mất trắng trên 10 tỷ đồng, gắng gượng lắm mới nuôi tiếp đươc 20ha, chưa được bao lâu thì bão số 10 ập đến làm mất thêm 60%, cộng thêm đợt này nữa thì xem ra chẳng còn lại gì”, bà Huế thất thần.

Ghi nhận thực tế, nếu như trước đây toàn xã có 298 hộ nuôi 436ha ngao thì giờ chỉ còn 178 hộ/256,5ha. Kinh phí đầu tư quá lớn, thành thử phần đa các hộ đều phải chọn phương án “ký gửi” sổ đỏ cho ngân hàng, dự kiến sau đợt này con số trên tiếp tục tăng lên.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc khẳng định, ước tính tổng thiệt hại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vào khoảng 122 tỷ đồng, bị nặng nhất là các xã Xuân Lộc, Đa Lộc và Hòa Lộc.

18-49-05_618-49-05_7
Tận dụng khi thủy triều rút, ông Nhuần thuê nhân công khẩn trương thu hoạch ngao để gỡ gạc phần nào
Chiều 15/10, huyện Yên Định đã phối hợp với Trại Giam số 5 và Cty Thái Dương tiêu hủy toàn bộ hơn 4.000 con lợn bị chết ngập trước đó, đồng thời tiến hành phun độc, khử trùng vùng nuôi và khu vực chôn lấp để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
VIỆT KHÁNH/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay16,486
  • Tháng hiện tại284,050
  • Tổng lượt truy cập90,347,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây