Học tập đạo đức HCM

Nuôi bò sữa công nghệ cao

Thứ năm - 27/07/2017 03:44
Với mong muốn tìm mô hình chăn nuôi hoàn thiện để nông dân học hỏi, hơn 2 năm qua, ông Diệp Kỉnh Tân (41 tuổi) đã chăn nuôi bò sữa rất thành công, là điểm đến tham quan của nhiều nông hộ trong vùng.
Ông Tân kiểm tra đàn bò sữa /// Ảnh: Nguyên Đạt
Ông Tân kiểm tra đàn bò sữa

Trang trại bò sữa của ông Tân nằm cặp QL1 (thuộc địa bàn ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), là địa chỉ quen thuộc để những người chăn nuôi bò sữa đến học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Nhiều người khá bất ngờ khi biết ông đã đầu tư hơn 18 tỉ đồng để nuôi bò sữa.
 
Người tiên phong
 
Ông Tân kể, năm 1998, tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM, ông đi làm bên ngoài một thời gian. Khoảng thời gian này ông có điều kiện đi nhiều nơi, đặc biệt là đến các trang trại chăn nuôi ở các vùng miền khác nhau tham quan, học hỏi. Sau đó, ông quyết định về nhà làm chủ bằng cách mở đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Việc làm ăn ngày càng phát đạt, đại lý thức ăn của ông trở nên nổi tiếng trong vùng, ông cũng mua được hàng chục héc ta đất để sản xuất.
 
Tuy nhiên, trong quá trình làm ăn, ông Tân nhận ra người chăn nuôi thường thua lỗ do không kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ thất thoát thức ăn cao cũng như kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế... Bản thân ông cũng từng lỗ cả tỉ đồng trong thời gian chăn nuôi heo do thiếu kinh nghiệm, dịch bệnh... Từ đó, ông nghĩ muốn chăn nuôi thành công thì không thể làm manh mún, nhỏ lẻ mà phải có kiến thức cũng như kỹ thuật, công nghệ hiện đại mới bảo đảm bền vững. “Chỉ có hạ giá thành và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì may ra mới có lời. Chứ như hiện nay, người chăn nuôi thường xuyên bán dưới giá thành sản xuất thì làm sao khá lên được”, ông Tân trăn trở.

Từ suy nghĩ đó, ông đầu tư xây trang trại nuôi bò sữa theo công nghệ Hà Lan để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. “Tôi muốn tiên phong làm trước, nếu thành công để bà con học tập, còn không hiệu quả cũng sẽ đóng góp cho ngành chăn nuôi rút kinh nghiệm”, ông Tân chia sẻ. Để đảm bảo thành công, ông Tân đi Hàn Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Đức tham quan các trang trại nuôi bò, heo để học tập kinh nghiệp. Năm 2014, ông đầu tư 18 tỉ đồng xây dựng trang trại và nhập gần 200 con bò sữa từ Hà Lan về. Nguồn phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi được ông tận dụng triệt để. Vào mùa nắng, phân bò được ông phơi khô bán cho những người trồng cây, còn mùa mưa thì đưa vào hố ủ, dùng men vi sinh để xử lý rồi làm phân bón ruộng cỏ. Trang trại bò sữa của ông được đầu tư thiết bị tự động như: máy cào phân, lọc không khí, vắt sữa và ống chuyền sữa sẽ tự động truyền trực tiếp vào bình chứa bảo quản lạnh. Còn nguồn thức ăn, ông đầu tư 7 ha đất trồng các giống cỏ nhập từ nước ngoài và một số loại nội địa có gắn hệ thống phun tưới tự động. “Sắp tới, tôi sẽ gắn thêm vòng đeo cổ cho bò để giám sát thông qua máy tính, nếu bò bệnh máy báo để điều trị kịp thời”, ông Tân nói.

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
 
Với cách làm bài bản, khoa học, trang trại bò sữa của ông Tân không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn là điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những ai muốn phát triển chăn nuôi. “Hiện tôi đang đầu tư 40 tỉ đồng mở thêm trang trại nuôi heo trên diện tích 5 ha theo công nghệ của Hà Lan với hơn 360 con heo nái, 1.000 heo thịt”, ông Tân cho biết. Theo ông, khi heo sinh sản sẽ giữ lại toàn bộ con đực để nuôi lấy thịt, còn con cái bán giống và hiện đã có công ty ký hợp đồng bao tiêu. “Heo của trang trại sẽ gắn chíp trên tai để theo dõi, máy ăn thả xuống mỗi lần 250 gr, ngày thả 3 - 4 lần để tránh thất thoát. Cách làm này có ưu điểm là khi heo không ăn hết máy sẽ tự động tách ra ô riêng, khi đó thú y sẽ đến kiểm tra, ngoài ra còn giảm được công nhân, heo sẽ không dịch bệnh và không sử dụng kháng sinh chăn nuôi”, ông Tân nói.
 
Cũng theo ông Tân, trang trại còn có phần mềm kết nối với các trang trại ở châu Âu để biết nguyên nhân vì sao con nái đẻ thấp, tiêu tốn thức ăn nhiều ít hay bệnh... “Lúc đó, hệ thống máy tính sẽ báo dữ liệu về trang trại nước ngoài để họ phân tích rồi báo lại nhằm xử lý và điều chỉnh kịp thời”, ông Tân nói thêm.

Tác giả bài viết: Nguyên Đạt

Nguồn tin: thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay46,508
  • Tháng hiện tại821,786
  • Tổng lượt truy cập91,995,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây