Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá an toàn sinh học, nông dân khỏe, thu nhập tăng

Thứ sáu - 20/10/2017 09:21
Từ năm 2016 đến nay, Hội Nông dân (ND) huyện Hòa Vang và Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng đã phối hợp xây dựng mô hình “Nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng an toàn sinh học” tại thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Đây là mô hình giúp bà con ND từng bước tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học để hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường nuôi bền vững.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 30% chi phí thức ăn, hỗ trợ men vi sinh, hỗ trợ kiểm nghiệm phân tích môi trường nước, mẫu cá, mẫu thức ăn nhằm giúp ND sản xuất thành phẩm có độ an toàn cao, đảm bảo cho người tiêu dùng.

 nuoi ca an toan sinh hoc, nong dan khoe, thu nhap tang hinh anh 1

Mô hình nuôi cá nước ngọt an toàn sinh học tại xã Hòa Phong, Hòa Vang.  Ảnh: Đ.B

Ông Thái Văn Luật - hộ ND nuôi cá ở thôn Khương Mỹ chia sẻ: Với cách nuôi cấy ghép này đã giảm tồn đọng thức ăn trong ao, hạn chế dịch bệnh cho cá đồng thời giúp cá tăng trưởng nhanh. Đến nay, chỉ qua 4 tháng nuôi mà cá đã phát triển gần bằng 9 tháng nuôi theo cách truyền thống”.

Theo ông Trương Duy Khôi - cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến ngư nông lâm thành phố, đồng hành với người nuôi cá theo phương thức mới này, thời gian qua, cán bộ của trung tâm thường xuyên có mặt tại mô hình để hướng người dân sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi. Kết quả qua các lần kiểm tra về mẫu nước, mẫu thức ăn và mẫu cá thương phẩm đều thể hiện các chỉ số an toàn và sạch bệnh.

Thực tế cho thấy, mô hình “Nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng an toàn sinh học” ở xã Hòa Phong đã góp phần thay đổi phương thức nuôi truyền thống sang nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm hướng tới sản phẩm sạch, tạo nguồn sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Vân - Chủ tịch Hội ND huyện Hòa Vang cho rằng: “Việc hỗ trợ cho ND ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá nước ngọt làm rút ngắn thời gian nuôi, tăng kích cỡ thương phẩm, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đây là hướng đi mới trong nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn huyện Hòa Vang”.

Theo Đăng Bình/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay23,808
  • Tháng hiện tại269,375
  • Tổng lượt truy cập90,332,768
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây