Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá lóc trong vèo, mỗi năm lãi 600 triệu đồng

Thứ sáu - 30/03/2018 04:58
Anh Võ Văn Chín, 49 tuổi, nhà ở ấp Phú Xuân, xã Phú Thành, huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long là một nông dân chuyên nuôi trồng thủy sản từ hơn mười năm nay.

Ba năm trước anh đã đầu tư tất cả vốn liếng cho con cá tra nhưng do bờ bao bị sóng đánh gây sạt lở nên bước sang năm 2015 anh đã chuyển sang nuôi cá lóc trong vèo trên một diện tích 6.000m2 từ ao nuôi cá tra bỏ trống.

Kể từ khi chuyển sang nuôi cá lóc đến nay, năm nào anh cũng có lãi. Cá mà anh đang thả nuôi là cá lóc đầu nhím, giống mua từ An Giang. Mỗi đợt anh thả 50.000 con cá giống, loại 3kg/1000con, giá mỗi con 500 đồng. Sau 6 tháng nuôi cá có trọng lượng từ 800gr–1 kg. 

 

Anh Võ Văn Chín thường xuyên chăm sóc các vèo cá.

Thường cá lóc nuôi hầm, đa số người nuôi đều cho ăn bằng thức ăn cá tạp. Riêng anh, anh chọn thức ăn viên hiệu con cò nên môi trường nước tương đối sạch, không bị hôi thối. Hơn nũa, ao nuôi nhờ gần sông cái, nước ra vô thường xuyên nên chất lượng cá cũng ngon hơn. Ngoài ra, anh cũng hạn chế tối đa việc dùng thuốc kháng sinh nên thương lái mua với giá cao – Anh Chín nói.

Theo anh Chín, cá nuôi trong vèo (mùng lưới) tuy cực nhưng cá mau lớn, nhờ chúng giành ăn. Để cá phát triển nhanh và lớn đều, lúc đầu anh thả chung trong một mùng. Sau một thời gian cá lớn, diện tích chật anh sang ra thành 2 mùng. Cứ thế anh tiếp tục sang 2 mùng thành 4 mùng và 4 mùng thành 8 mùng cho đến khi cá nặng khoảng 800gr là bắt đầu kéo lên cân cho thương lái. Nhờ thả cá theo kích cỡ mà người nuôi tránh được tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” vì loại cá lóc rất háo ăn. Lúc đói con lớn có thể rượt đuổi con nhỏ. 

Bình quân mỗi năm anh thả nuôi 5 đợt, mỗi đợt thu hoạch trên 20 tấn cá, giá bán dao động từ 35.000–45.000đ/kg, tùy theo mùa vụ. Nếu quy ra thành tiền, tổng thu nhập mỗi năm trên 4 tỷ. Sau khi trừ hết các chi phí gồm con giống, thức ăn, công lao động anh còn lời trên 600 triệu đồng.

Anh Chín phấn khởi cho biết người nuôi cá ở cù lao Phú Thành không sợ đầu ra vì mỗi khi cá tới lứa là có thương lái đến đặt hàng, bỏ cọc. Tuy nhiên, đôi lúc cá đồng nhiều, cá nuôi dội hàng, giá xuống thấp, người nuôi phải chịu thiệt thòi. 

Hầu hết những gia đình ở xã cù lao đều sống bằng nghề ruộng rẫy và làm vườn, ít người nuôi cá. Riêng anh Chín biết tận dụng mặt nước để nuôi, đạt lợi nhuận cao như thế quả là một nông dân dám nghĩ dám làm.

Theo Doanh nghiệp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay92,183
  • Tháng hiện tại828,293
  • Tổng lượt truy cập93,205,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây