Học tập đạo đức HCM

Nuôi dê ở miền sông nước vẫn sống khỏe

Thứ sáu - 23/02/2018 21:15
Nhiều hộ nông dân ở xã nông thôn mới Tân Thành (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đang sống khỏe nhờ đầu tư nuôi dê, với mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Từng thử sức với nhiều nghề nhưng đều thất bại, đắn đo mãi, đầu năm 2014, bà Nguyễn Thị Cà, ấp 2, xã Tân Thành quyết định mua 4 con dê giống về nuôi. Đến nay, đàn dê của bà đã lên đến 40 con và mỗi năm cho xuất chuồng hàng chục con dê thịt.

Trước khi đến với nghề nuôi dê, bà Cà từng đầu tư nuôi tôm nhưng có thả giống mà không có thu hoạch, mất cả vốn; nuôi heo thì gặp thời điểm mất giá, càng nuôi càng lỗ. Chỉ đến khi nuôi dê bà mới thấy nghề này dễ sống.

Bà Cà chia sẻ: “Nuôi dê khá thoải mái, sáng đi chợ về, tầm 8 giờ thả cho chúng đi ăn đến 10 giờ thì lùa về chuồng. Nghỉ ngơi khoảng 14 giờ thì lùa chúng đi ăn đến 17 giờ thì cho chúng về lại chuồng, ngủ nghỉ”.

Nếu so với nuôi bò hay nuôi heo thì nuôi dê khỏe hơn. Vì dê rất khôn. Chúng có thể tự tìm về chuồng sau khi đi kiếm ăn xa nhà vài km. Tập tính sống bầy đàn ở dê rất cao, khi đi kiếm ăn trở về chuồng nếu thiếu 1 con thì chúng sẽ kêu hoặc trong đàn có 1 con bệnh chúng vẫn cố theo đàn đến khi kiệt sức ngã quỵ mới thôi.

Theo kinh nghiệm của bà Cà, nuôi dê tuy không khó nhưng cần chú ý làm chuồng trại cao ráo, thoáng mát, tránh nắng mùa nóng, tránh lạnh và gió tạt mưa lùa. Sàn nuôi dê thiết kế có khe hở để lọt được phân dê. Dê ưa thích sạch sẽ, không ăn thức ăn rơi vãi, không uống nước bẩn. Do đó, hàng ngày phải thay nước uống. Muốn đàn dê phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần tạo không gian chăn thả, trồng cây tạo bóng mát. Dê rất phàm ăn tuy nhiên cần thay đổi khẩu vị, cung cấp dinh dưỡng cho dê bằng cách cho chúng ăn nhiều loại rau củ khác nhau. Dê là loài có sức đề kháng khá tốt, tuy vậy chúng cũng hay mắc một số bệnh như lở mồm, long móng, tụ huyết trùng… nên người nuôi cần chú ý biểu hiện khác thường ở chúng. 

09-54-42_2_nuoi_de_chi_ton_tien_du_tu_bn_du_nguoi_nuoi_chi_ly_cong_lm_loi_nen_cho_thu_nhp_kh
Nuôi dê chỉ tốn tiền đầu tư ban đầu, người nuôi chỉ lấy công làm lời nên cho thu nhập khá

Lúc dê mang thai cần cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho dê phát triển tốt và dê có nhiều sữa sau khi sinh. Dê có mang lần đầu thường đẻ khó nên người nuôi dê phải làm “hộ lý” và tập cho dê con bú mẹ hoặc mua sữa ngoài cho dê con uống trong tuần đầu trong trường hợp dê mẹ không chịu cho con bú.

Thấy nuôi dê khá nhàn mà thu nhập hơn hẳn trồng lúa nên chị Mai Ngọc Hằng, ấp 2, xã Tân Thành đầu tư 20 triệu đồng để làm chuồng và mua 4 con dê giống về nuôi. Sau gần 1 năm chăn thả, những con dê giống đã bắt đầu sinh sản, tăng đàn. Với đà này thì không lâu nữa gia đình chị Hằng sẽ có nguồn thu từ việc xuất bán dê thịt.

Theo thống kê, toàn xã Tân Thành hiện có 30 hộ đầu tư nuôi dê, trong đó riêng ấp 2 có tới 11 hộ chọn dê làm vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, dê thịt có giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg hơi. Nhu cầu thị trường đang rất tốt, thương lái đến tận nhà thu mua. Từ đó, giúp cho những hộ đầu tư nuôi dê có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Ông Hồ Quốc Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cho biết: “Nuôi dê chỉ tốn số tiền đầu tư ban đầu, không tốn nhiều diện tích đất, người nuôi chỉ lấy công làm lời. Do đó, thời gian tới, Hội Nông dân xã Tân Thành tiếp tục vận động các hộ nông dân ít đất sản xuất phát triển mô hình nuôi dê nhằm tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững”.
TRUNG CHÁNH - BÍCH LỆ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm367
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại203,991
  • Tổng lượt truy cập88,882,325
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây