Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà dùng đệm lót sinh học, công nghệ tốt dân vẫn quay lưng

Thứ ba - 10/07/2018 20:51
Đó là nhận định của ông Lò Quang Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sơn La về vấn đề sử dụng công nghệ đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi gà trên địa bàn.

Theo ông Ngọc, nếu làm tốt cả năm không cần phải thay đệm mà chỉ cần bổ sung thêm trấu, mùn cưa rồi rắc men Balasa lên, vi sinh vật sẽ khử hết mùi và sinh vật có hại trong phân gà. Gà nuôi bằng công nghệ này lớn nhanh, thịt chắc và thơm ngon.

Với những kết quả đã đạt được, Trung tâm Khuyến nông Sơn La mong mỏi và kỳ vọng mô hình chăn nuôi trên nền ĐLSH sẽ được nhân rộng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mô hình, mặc dù đã được cán bộ khuyến nông trực tiếp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sử dụng nhưng chỉ sau ít ngày là bà con không còn mặn mà nữa.

 nuoi ga dung dem lot sinh hoc, cong nghe tot dan van quay lung hinh anh 1

Nuôi gà bằng ĐLSH giúp gà phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Ảnh: Tuệ Linh

“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa có đánh giá cụ thể để bà con thấy rõ được mô hình hiệu quả như thế nào, nguồn ngân sách lại ít nên để thực hiện các mô hình quy mô lớn là rất khó. Ngoài một số mô hình đi cùng dự án, quy mô chăn nuôi ở Sơn La chỉ ở mức hộ gia đình nên khó áp dụng” - ông Ngọc cho biết thêm.

Nói về hiệu quả chăn nuôi gà trên nền ĐLSH, ông Tòng Văn Ký (bản Bó Cằm, xã Hua La, TP.Sơn La) cho biết: “Hiện gia đình tôi  nuôi thử 100 con gà bằng công nghệ ĐLSH. So với cách chăn nuôi truyền thống sáng thả lên đồi tự kiếm ăn, tối tự về ngủ thì nuôi gà bằng ĐLSH giúp gà phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Nhưng không phải ai cũng hào hứng áp dụng mô hình này do công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa có đánh giá cụ thể để bà con thấy rõ được mô hình hiệu quả như thế nào” - ông Ngọc cho biết thêm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ lúc triển khai mô hình ứng dụng ĐLSH tại xã Hua La đến nay, một số hộ vẫn duy trì với số lượng nuôi từ 50 - 100 con gà; một số khác đã bỏ hẳn.

Bà Đinh Thị Anh – cán bộ khuyến nông xã Hua La cho biết: “Chăn nuôi gà trên nền ĐLSH có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, không ô nhiễm môi trường, dịch bệnh rất ít, sức đề kháng cao, gà phát triển nhanh. Hiện nay, nhiều hộ vẫn nuôi nhưng chủ yếu chỉ để tự cung, tự cấp phục vụ gia đình là chính".

Chia sẻ về lý do nuôi gà bằng công nghệ ĐLSH vẫn chưa thật sự được bà con quan tâm, bà Võ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Kế hoạch đào tạo Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La) cho biết, tập quán chăn thả của người dân nhất là đồng bào người dân tộc thiểu số ảnh hưởng lớn đến việc nhân rộng mô hình. Một lý do nữa là các nguyên liệu như mùn cưa, vỏ trấu không phải lúc nào cũng có sẵn, chưa kể chăn nuôi với số lượng lớn thì càng khó. Đây có thể là một trong những lý do khiến mô hình này vẫn chưa được nhiều nông dân đón nhận.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,677
  • Tổng lượt truy cập85,143,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây