Tuyến đường giao thông ở xã nông thôn mới Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Mô hình cộng đồng dân cư quản lý xây dựng nông thôn mới được các địa phương thực hiện 79 công trình đưa vào sử dụng theo cơ chế nhà nước cấp vật liệu xây dựng, người dân quản lý, đóng góp ngày công lao động, tổng vốn đầu tư hơn 61 tỷ đồng, trong đó vốn dân đóng góp hơn 21 tỷ đồng (tiền mặt, hiến đất, vật kiến trúc, cây xanh, ngày công lao động).
Ông Hồ Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, lúc đầu khởi điểm từ việc thực hiện mô hình là nhà nước hỗ trợ vật tư, người dân đóng góp ngày công lao động và cùng 58 hội quán tham gia. Hiện nay phát triển mô hình là thực hiện phần việc cụ thể như, phát triển sản xuất liên kết; thực hiện mô hình xây dựng hàng rào, cây xanh, công trình thắp sáng đường quê và xây dựng công trình giao thông theo cơ chế đặc thù.
Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức tốt như huyện Tân Hồng phát động tuyên truyền vận động cộng đồng bảo vệ môi trường xung quanh, giữ gìn an ninh, trật tự; huyện Hồng Ngự có mô hình tổ đan ghế nhựa, làm vườn, tổ xây dựng và sửa chữa lộ nông thôn; huyện Tam Nông có mô hình cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; huyện Lai Vung có mô hình xây dựng cầu, đường nông thôn theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm; thành phố Sa Đéc có mô hình duy tu bảo dưỡng công trình, …
Với phương châm “3 biết” ( biết tự lực, tự quản lý, biết hợp tác và biết vận dụng thực hiện ) trong xây dựng nông thôn mới đến từng ấp, từng tổ, hội trên địa bàn, qua đó kịp thời lấy ý kiến cộng đồng dân cư triển khai thực hiện các phần việc cụ thể trên địa bàn từng ấp. Trong đó, chú trọng việc lựa chọn, tìm kiếm những nông dân tiêu biểu, tâm huyết làm lực lượng nòng cốt khơi dậy tinh thần tự lực, gắn kết người nông dân với nhau.
Mô hỉnh điểm ở xã Mỹ Hội, Cấp ủy và chính quyền địa phương thể hiện rõ vai trò định hướng, đồng hành; tạo điều kiện trao quyền cho người dân bàn bạc quyết định những phần việc, mô hình cụ thể mang tính thực chất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cộng đồng dân cư ở mỗi ấp nhằm nâng cao mức sống của chính người dân cả về vật chất và tinh thần; phát huy tính dân chủ, nghe dân nói, cùng dân làm.
Thực tế xã Mỹ Hội nông dân tự liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm được 162 ha lúa, các hộ tự tham gia trồng, chăm sóc cây xanh hơn 8 km, công trình thắp sáng đường quê do chính người dân tự đóng góp tiền hơn 154 triệu đồng, cùng tham gia thực hiện công trình có điện sáng ở đường quê tổng chiều dài 8,7 km, người dân của xã còn vận động hàng trăm triệu đồng làm cầu , sửa đường ở địa phương….
Ông Hồ Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, ở xã Tân Thuận Tây ngoài các việc làm tương tự ở xã Mỹ Hội, còn có thêm các hoạt động tham gia đăng ký thu gom rác, tự tiêu hủy rác, xóa cầu tiêu trên ao cá và vận động thực hiện mô hình “3 sạch”; thực hiện mô hình cổng rào an ninh.
Văn Trí/ Đại đoàn kết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;