Học tập đạo đức HCM

Phát triển các sản phẩm giá trị cao từ cây nghệ tại Việt Nam

Thứ sáu - 23/09/2016 04:13
NDĐT - Gần như 90% các sản phẩm về sức khỏe trên thế giới đều tồn tại dưới dạng viên nén và dạng nhộng. Để tiếp cận với thị trường quốc tế, Việt Nam cần chế xuất ra các sản phẩm từ nghệ ở hai dạng này; đồng thời, phải được sản xuất bằng công nghệ xanh, không tác động độc hại tới môi trường.

GS John Smart, Chủ nhiệm dự án Quỹ Newton, Đại học Brighton, Vương quốc Anh nhấn mạnh như trên tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ tại Việt Nam”, do Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức ngày 22-9, tại Hà Nội.

GS John Smart cho biết, “Nghiên cứu các giải pháp tổng thể để phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ (Curcuma Longa) của Việt Nam” (Dự án Curcuma Longa) là một dự án dài hạn, nhiều tham vọng được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Vương quốc Anh và Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018. Mục đích của dự án là nghiên cứu giải pháp tổng thể nhằm phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ vàng của Việt Nam.

Được biết, các tổ chức nghiên cứu của Anh đã mang đến kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ về công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gien, công nghệ chiết xuất và tinh chế curcumin và các hợp chất thiên nhiên, công nghệ bào chế và phát triển các dạng sản phẩm ưu việt từ curcumin, bảo đảm chất lượng và phát triển nông nghiệp bền vững. Quan trọng hơn, tài trợ của Hội đồng Anh đã được sử dụng một cách hiệu quả trong việc đánh giá lựa chọn các giống nghệ, đặc tính canh tác và những tác động về kinh tế cũng như các phụ phẩm như tinh dầu nghệ hay bã nghệ dùng cho công nghiệp thực phẩm, y tế.

Theo đánh giá của nhóm thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng curcumin trong các lĩnh vực y tế và chăm sóc sắc đẹp, cả cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, ước tính khoảng 100 tấn/năm. Trong khi đó, năng lực cung cấp nội địa chưa thể đáp ứng được nhu cầu đó. Hơn nữa, cây nghệ rất có tiềm năng trồng trên quy mô lớn tại Việt Nam vì thực tế, ước tính có khoảng 16 triệu ha đất đồi núi, vốn rất thích hợp cho trồng cây nghệ vàng, lại đang chưa được khai thác đúng mức.

Hiệu quả kinh tế của cây nghệ vàng được dự báo là cao gấp từ 6-7 lần so với trồng lúa. Do đó, nhóm thực hiện Dự án đặt mục tiêu đưa cây nghệ trở thành cây trồng chính tại Việt nam, qua đó tăng thêm thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho đông đảo nông dân địa phương.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ giúp sản xuất ra nhiều nguyên liệu hữu cơ chất lượng cao và tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho chiết xuất curcumin, sản xuất thực phẩm chức năng và các sản phẩm giá trị cao khác từ cây nghệ vàng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

TS Dương Ngọc Tú, Trưởng phòng Sinh dược, Phó Giám đốc kiêm điều phối viên Trung tâm nghiên cứu xuất sắc liên ngành về lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên Việt Nam - Vương quốc Anh (ICNaP, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, curcumin trong cây nghệ có thể làm thực phẩm chức năng cũng như sản xuất các sản phẩm có giá trị cao khác từ sản phẩm phụ của quá trình sản xuất curcumin. Công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất đều là công nghệ cao, công nghệ hóa học xanh an toàn, thân thiện với môi trường trong chiết xuất và bào chế curcumin. Đây cũng là nền tảng giúp cho các sản phẩm từ củ nghệ vàng của Việt Nam thâm nhập các thị trường khó tính như Nhật Bản, Anh, Đức…

Đánh giá cao dự án này, TS Mai Ngọc Chúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội hóa học Việt Nam cho rằng, không chỉ nghiên cứu về bào chế, dự án “Nghiên cứu các giải pháp tổng thể để phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ cây nghệ (Curcuma Longa) của Việt Nam” đã quan tâm đến cả khâu trồng trọt, chọn giống chất lượng, giải quyết việc làm cho nông dân và tạo ra giá trị cho cây nghệ. Tuy nhiên, nếu các nhà khoa học chú trọng hơn nữa vào việc sử dụng lượng tinh dầu thải ra thì sẽ góp phần giảm giá thành của sản phẩm, có thể cạnh tranh với Ấn Độ.

Cùng quan điểm này, TS Vũ Anh Tuấn, Viện phó Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá, dự án đã “đi từ gốc”, giải quyết từ cây trồng, công nghệ đến sản phẩm cuối cùng. Theo TS Vũ Anh Tuấn, dự án đã cho ra đời sản phẩm thực phẩm chức năng, công nghệ sản xuất bảo đảm chất lượng, rất dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới, nếu nâng cấp thành các sản phẩm thuốc sẽ càng tạo được giá trị cao hơn cho cây nghệ.

HẠNH NGUYÊN
http://nhandan.com.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay31,703
  • Tháng hiện tại112,483
  • Tổng lượt truy cập88,790,817
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây