Học tập đạo đức HCM

Phát triển hài hòa nông thôn - đô thị

Chủ nhật - 12/08/2018 20:33
Từ một xã thuần nông, độc canh cây lúa, hiện Đa Tốn đã trở thành một trong những xã nông thôn mới tiêu biểu của huyện Gia Lâm. Điều đáng mừng là kinh tế phát triển, các công trình phúc lợi được đầu tư đồng bộ, làng quê Đa Tốn xanh - sạch - đẹp mang diện mạo phát triển hài hòa giữa nông thôn và đô thị.

 

Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan môi trường xã Đa Tốn khang trang, sạch đẹp.

Xã nông thôn mới tiêu biểu

Từ năm 2013, xã Đa Tốn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, được UBND TP Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Với mục tiêu lớn nhất là nâng cao đời sống cho người dân, xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả như: Trồng hoa, cây cảnh, chuyển đổi vùng trũng sang làm trang trại đa canh…

Tuy vậy, Đa Tốn lại nằm trong quy hoạch vùng đô thị, trong 3 năm gần đây, trên địa bàn xã có nhiều thay đổi lớn, 50% đất nông nghiệp chuyển đổi sang các mục đích khác như: Đô thị, giao thông, công trình công ích… Một lần nữa vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân được đặt ra cho chính quyền địa phương. 

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Đa Tốn Đỗ Văn Kiên cho biết: “Tuy diện tích đất nông nghiệp của xã bị thu hẹp nhưng không kìm kẹp sức sản xuất của nông dân mà ngược lại, đây là cơ hội để hình thành các mô hình nông nghiệp giá trị cao, công nghệ cao". Điển hình, xã đã xây dựng thành công mô hình rau an toàn trồng theo phương pháp thủy canh trong nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt (công nghệ của Israel) với quy mô 1ha tại thôn Ngọc Động. Với thu nhập đạt gần 1 tỷ đồng/ha/năm, mô hình đã được nhân dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, học tập, rút kinh nghiệm làm cơ sở nhân rộng.

"Hiện, diện tích chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, rau màu, vườn - ao - chuồng của xã đạt gần 200ha. Toàn xã chỉ còn 40ha trồng lúa, trong năm 2019 sẽ tiếp tục được chuyển đổi sang các mô hình hoa - cây cảnh, rau, cây ăn quả... Nhờ cách làm sáng tạo này mà Đa Tốn đã giữ vững các tiêu chí và trở thành xã nông thôn mới tiêu biểu không chỉ của huyện Gia Lâm mà còn của TP Hà Nội", ông Đỗ Văn Kiên cho biết.

Làm giàu bền vững

Với lợi thế được kết nối với các khu vực khác thông qua nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn xã như: Cao tốc Hà Nội - Hưng Yên, Hà Nội - Hải Phòng… diện mạo nông thôn mới điển hình của Đa Tốn mang vóc dáng hài hòa giữa nông thôn và đô thị. Việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư từ nhiều nguồn: Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp và sự đóng góp của nhân dân.

Anh Nguyễn Văn Thuận (thôn Ngọc Động) tự hào cho biết: “Dù là một xã có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng quê hương chúng tôi không xảy ra tình trạng chắp vá về hạ tầng. Hệ thống đường làng, ngõ xóm được mở rộng, đi lại thuận tiện. Trong đó, đường liên thôn rộng tối thiểu 3m; đường liên xã rộng 5-7m. Khi các tuyến đường được đưa vào sử dụng, chúng tôi đã chủ động đóng góp kinh phí để lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban đêm, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường... Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây, nhân dân trên địa bàn xã đã đóng góp hàng chục tỷ đồng để đầu tư, tôn tạo các công trình công cộng, tâm linh...”.

Đi trên những tuyến đường bê tông phẳng, đẹp, trong đó có 25 tuyến đường được các hội, đoàn thể như: Thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh tự quản, trồng cây xanh, lắp hệ thống chiếu sáng, vẽ bích họa… ai cũng cảm thấy thích thú về một miền quê đang trên đà phát triển. Điển hình như đoạn đường dọc Trường THCS Đa Tốn đã được Hội Liên hiệp phụ nữ xã lựa chọn thực hiện công trình đoạn đường nở hoa dài hơn 100m với các loài hoa được trồng như hoa xác pháo, chuỗi ngọc, hoa tím Nhật, ngũ sắc, cỏ lạc..., tổng kinh phí 42 triệu đồng. Ngoài ra, tại 5 thôn trên địa bàn xã đã hình thành các chi, tổ, hội tự quản tại các xóm.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục động viên, khuyến khích nhân dân đầu tư cho con em học hành, trau dồi kiến thức. Qua đó, đáp ứng yêu cầu về lao động tại các dự án công nghiệp trên địa bàn hoặc đóng góp trực tiếp cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ngay tại quê hương. Đó chính là cách làm giàu bền vững nhất”, ông Đỗ Văn Kiên khẳng định.
 

Tác giả bài viết: Sơn Tùng

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,565
  • Tổng lượt truy cập92,053,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây