Học tập đạo đức HCM

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Thứ tư - 28/02/2018 20:46
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, đến nay, hoạt động KH&CN của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH&CN trên các lĩnh vực phục vụ sản xuất và đời sống.
Xác định nhiệm vụ phát triển KH&CN là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển, vì vậy ngay sau khi Nghị quyết 20 được ban hành, tỉnh ta đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện những nội dung cơ bản của nghị quyết tới cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên, nhân dân trong toàn tỉnh. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của KH&CN; các mục tiêu về KH&CN được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các cấp chính quyền địa phương; chú trọng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 20, việc nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp đạt được nhiều kết quả, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng về cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp đã tuyển chọn, lai tạo, được công nhận chính thức nhiều giống lúa mới (Thanh Ưu 3, Thanh Ưu 4, Thuần Việt 2, Thuần Việt 7, Thanh Hoa 1, Lam Sơn 8, Hồng Đức 9, Nếp hạt cau...); ứng dụng các biện pháp canh tác lúa tiên tiến như sử dụng phân viên nén tại các huyện miền núi đạt trên 4.200 ha; kỹ thuật cấy theo hiệu ứng đường biên hơn 5.000 ha; quản lý dịch hại tổng hợp IPM; quản lý cây trồng tổng hợp ICM. Đặc biệt, gần 60 vùng sản xuất rau an toàn tập trung trong toàn tỉnh theo tiêu chuẩn VietGAP được đầu tư xây dựng và phát triển hiệu quả. Trong chăn nuôi đã ứng dụng thành công các công nghệ cao như thụ tinh nhân tạo, công nghệ cấy truyền phôi, tinh đông lạnh, tinh phân giới tính, cấy truyền hợp tử bò sữa cao sản... Riêng năm 2017, nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới, gắn với bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình, như: Liên kết với doanh nghiệp sản xuất hạt giống lúa lai F1 đạt 280 ha; mô hình thâm canh lúa hữu cơ Power and đạt 200 ha tại 2 huyện Yên Định và Triệu Sơn; mô hình nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê (Tĩnh Gia); diện tích sử dụng giống nuôi cấy mô, chất lượng cao vào sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt 500 ha... Lĩnh vực y dược cũng đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, phát hiện, phòng và điều trị bệnh, đánh giá thực trạng một số bệnh trong cộng đồng có xu hướng gia tăng cùng với biến động của môi trường, khí hậu. Tiêu biểu như kỹ thuật phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; phẫu thuật nội soi kết hợp với phẫu thuật mở điều trị dị tật không hậu môn và kỹ thuật thay máu cho trẻ vàng da sơ sinh bằng phương pháp tự động tại Bệnh viện Nhi; kỹ thuật ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa... Cũng trong 5 năm qua, ngành chức năng đã hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển 10 sản phẩm đặc sản địa phương, gồm 1 chỉ dẫn địa lý, 5 nhãn hiệu tập thể, 4 nhãn hiệu chứng nhận, đơn cử như: Chiếu cói Nga Sơn; bưởi Luận Văn; tơ Hồng Đô, chè lam Phủ Quảng; nước mắm Do Xuyên - Ba Làng...

Cùng với việc phát huy nội lực, nhiều năm qua, ngành khoa học tỉnh nhà đã chủ động đẩy mạnh hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN. Theo đó, hoạt động hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước được thực hiện thường xuyên, liên tục, như: Viện Nghiên cứu Hải sản I và III; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Viện Năng lượng Nguyên tử... Thông qua hợp tác nghiên cứu, một số giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, một số kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao vào địa bàn tỉnh, như: Lúa thơm, lúa ngắn ngày, lúa chịu mặn; các giống ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc; các sản phẩm công nghệ cao như: Dưa kim hoàng hậu; giống cam không hạt V2; mô hình sử dụng năng lượng mặt trời chiếu sáng đường phố; mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng tháp UASB. Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn trong tỉnh đã chú trọng hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức nước ngoài, như Công ty CP Mía đường Lam Sơn hợp tác với Viện Nghiên cứu Mía đường Quảng Tây (Trung Quốc), Viện Nghiên cứu Mía đường Lucknow (Ấn Độ) để tuyển chọn và nhân giống mía; Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đang tiến hành hợp tác với Công ty Lehmann Maschinenbau GmbM (Cộng hòa Liên bang Đức) để tiếp nhận, làm chủ công nghệ sản xuất phân bón phức hợp bằng công nghệ tháp cao...

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế, đơn cử như việc nghiên cứu công nghệ cao, xây dựng thương hiệu trong sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn còn ít; các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, quy mô lớn mang tính đột phá, có sức lan tỏa chưa nhiều. Nguồn nhân lực KH&CN đã phát triển song còn thiếu và yếu, nhất là trên lĩnh vực công nghệ chế biến, công nghệ thông tin; thị trường KH&CN đã hình thành nhưng chưa phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu...

Để KH&CN thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của tỉnh, thời gian tới, ngành chức năng, chính quyền các cấp cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/TW; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò và động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN nhằm tiếp thu, làm chủ, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mỗi địa phương đơn vị. Cùng với đó, từng bước đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
 
.Bài và ảnh: Phong Sắc/ Báo Thanh Hoá
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay23,681
  • Tháng hiện tại291,304
  • Tổng lượt truy cập92,668,968
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây