Học tập đạo đức HCM

Phát triển nhanh diện tích rau thủy canh: Cần nhiều thận trọng

Thứ ba - 10/10/2017 09:43
Trồng rau theo phương thức thủy canh bắt đầu nhen nhóm phát triển tại Lâm Đồng từ năm 2012 như một xu hướng mới. Với những ưu thế như giá bán cao, năng suất vượt trội, vòng xoay nhanh và không yêu cầu diện tích lớn, nông nghiệp thủy canh đang dần trở thành lựa chọn của nhiều nông dân. Tuy nhiên, diện tích trồng rau thủy canh đang tăng mạnh dẫn đến mối lo tình trạng cung vượt cầu sẽ không thể tránh khỏi.
Xu hướng nông nghiệp mới nhiều ưu điểm
 
Là một trong những người đầu tiên ở Đà Lạt trồng rau thủy canh, anh Tô Quang Dũng - Công ty rau sạch Trường Phúc hiện đang có 2.000 m² trồng thủy canh với khoảng 10 loại xà lách ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Theo anh Dũng, so với sản xuất rau trồng dưới đất truyền thống, việc áp dụng mô hình thủy canh hồi lưu đối với cây rau ăn lá cho thấy cây phát triển tương đối tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây sống đạt 99%. Sản xuất rau thủy canh cũng cho sản lượng vượt trội, nếu như bình thường xà lách trồng trên đất sau 35 ngày cho thu hoạch 1,5 tấn/sào thì trồng thủy canh có thể lên được 4 tấn, cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/vụ, mỗi năm trồng được đến 11 vụ - nhiều hơn 3 vụ so với trồng địa canh. 
 
Đặc biệt, với cách trồng này, cây rau không trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm khá sạch, độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Giá bán vì vậy mà cao hơn nhiều so với rau trồng dưới đất.
 
Với những ưu điểm như vậy, xu hướng trồng rau không cần đất đang thực sự nở rộ tại Lâm Đồng. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, hiện diện tích trồng rau thủy canh trên địa bàn tỉnh đã lên tới trên 20 ha, được trồng chủ yếu tại Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Các loại rau trồng thủy canh chủ yếu là xà lách như lô lô, rô men, xà lách xoăn, xà lách xoong… 
 
Phương pháp canh tác theo công nghệ thủy canh là trồng rau bằng nước. Cây rau (chủ yếu là xà lách, rau ăn lá ngắn ngày) sẽ được trồng trong nhà kính và trên giàn cao, cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất - nơi tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Mô hình trồng rau thủy canh là một trong những phương thức đang được nhiều nhà vườn tại Lâm Đồng áp dụng rộng rãi dù chi phí khá cao. Theo anh Dũng, chỉ tính riêng tại TP Đà Lạt, trong vòng 2 năm trở lại đây, diện tích trồng rau thủy canh đã tăng từ 3 ha lên gần 10 ha, và dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
 
Theo đánh giá của nhiều nông dân, phương pháp thủy canh hồi lưu có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm cũng không ít. Thực tế, mô hình trồng rau thủy canh rất khó áp dụng đại trà; chất lượng của sản phẩm vẫn còn có không ít vấn đề cần xử lý. Mùi vị của rau khá nhạt. Rau có mẫu mã rất đẹp, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ là rau héo giập, nhanh nhũn...
 
Mặt khác, theo anh Nguyễn Anh Quang - đại diện Mimoza Farm, TP Đà Lạt, để có được 1.000 m2 sản xuất rau thủy canh, nông dân phải đầu tư hơn một tỷ đồng, bao gồm phần lớn các thiết bị phục vụ gieo trồng đều phải nhập từ nước ngoài. Dù lợi nhuận có thể đạt hàng trăm triệu đồng/năm thì ít nhất cũng phải 4-5 năm nông dân mới thu hồi vốn.
 
Thị trường - yếu tố quyết định 
 
Điều khiến anh Tô Quang Dũng trăn trở nhất hiện nay là vấn đề sản xuất rau thủy canh tự phát, nhiều nông dân chỉ chạy theo hiệu ứng đám đông trong khi chưa tìm hiểu kỹ thị trường thế nào, người tiêu dùng đón nhận sản phẩm mới ra sao đã vội đầu tư. Anh cho hay: “Nếu tình hình trồng tự phát tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa thì vấn đề cung vượt cầu, đổ bỏ rau là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi”.
 
Hiện tại, phân khúc thị trường dành cho rau thủy canh theo anh Dũng còn khá hạn chế. Hiện mỗi ngày, cơ sở của anh xuất đi khoảng 500 kg rau cho các siêu thị Big C, Metro, các thị trường khác vẫn đang còn bỏ ngỏ. Muốn cung cấp được cho các hệ thống siêu thị thì cơ sở sản xuất phải có khả năng cung cấp liên tục - Đó lại là vấn đề mà những hộ sản xuất nhỏ lẻ đang gặp phải. 
 
Do đó, nếu các hộ nông dân trong và ngoài liên kết tiếp tục mở rộng diện tích, cơ sở của anh Dũng sẽ gặp khó trong việc tìm đầu ra cho xã viên.
 
Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh (40 Vạn Thành, Phường 5) cũng là một địa điểm được nhiều người biết đến. Giám đốc công ty - anh Nguyễn Văn Dương, cho biết: Trước đây, diện tích sản xuất rau thủy canh của công ty lên đến 1 ha, phục vụ cho nhu cầu thị trường kết hợp làm du lịch. Công ty chủ động mời đón khách du lịch bằng cách dành ra những khoảng không gian cho khách trải nghiệm cảm giác tự trồng và thu hoạch rau, có khu trưng bày và giới thiệu các loại rau cùng với cách chế biến và công dụng để du khách lựa chọn và thưởng thức rau… với kỳ vọng sẽ đón khoảng 400 ngàn lượt khách/năm.
 
Tuy nhiên, anh Dương nhận định, làm thủy canh chỉ cốt phục vụ du lịch là không ăn thua, chỉ bán vé chứ không bán được sản phẩm. Bởi du khách đến tham quan đa phần chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh, xem cho biết là chính chứ rất ít khi mua rau. Họ cũng ngại mua rau thủy canh, thay vào đó, dâu tây vẫn là sự lựa chọn số 1 khi du khách mua làm quà.Thị trường tiêu thụ rau thủy canh gặp rất nhiều khó khăn, nên hiện tại,  Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh đã thu nhỏ quy mô xuống chỉ còn 5000 m2.
 
Theo anh Dương, hiện tại đa số các thiết bị lắp đặt làm hệ thống thủy canh đều nhập từ nước ngoài, chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những linh kiện trên sẽ dần được thay thế bởi những sản phẩm sản xuất trong nước hoặc các nước có giá thành thấp như Trung Quốc,... do đó chi phí sẽ hạ xuống 1/2 hoặc thấp hơn so với hiện nay. Đấy sẽ là lúc bùng nổ diện tích rau thủy canh. Do đó, nông dân phải thận trọng trong việc tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đầu tư.
 
Ông Hoàng Sĩ Bích - Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Lâm Đồng cho biết, đa số các nông hộ canh tác rau thủy canh trên địa bàn TP Đà Lạt đã có thị trường ổn định. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mở rộng thêm diện tích canh tác thì việc nghiên cứu sâu hơn về thị hiếu người tiêu dùng và thị trường mục tiêu là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi hiện nay, rau thủy canh không chỉ phát triển ở Lâm Đồng mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và rất nhiều hộ gia đình tại các thành thị trồng rau thủy canh tại nhà.
 
VIỆT QUỲNH/baolamdong.vn
 Tags: thủy canh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay45,881
  • Tháng hiện tại821,159
  • Tổng lượt truy cập91,994,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây