Học tập đạo đức HCM

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng

Thứ tư - 18/07/2018 23:54
Ngày 18-7, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo "Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững".

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 213ha được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, trong đó có hơn 124ha là diện tích chè đã được cấp chứng nhân hữu cơ của Đức; 19ha rau với sản lượng khoảng 300 tấn của 5 doanh nghiệp. Trong khi đó, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng hiện đang là 52.776ha (chiếm 19% diện tích sản xuất).

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng ảnh 1Sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Tuy nhiên, diện tích và quy mô này vẫn còn khiêm tốn, thị trường cung cấp chủ yếu là ở các siêu thị lớn và kén chọn người tiêu dùng. Sản phẩm rau sản xuất hữu cơ có giá trị cao, tuy nhiên năng suất thấp, giá thành lại cao, vì vậy có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm rau sản xuất thông thường. Sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu cho các đối tượng tiêu dùng cao cấp như cho các bếp ăn gia đình người nước ngoài, các khách sạn lớn.

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia, nhà sản xuất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cho rằng, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững thì cần tạo bước đột phá, đầu tiên là cần thay đổi cơ chế chính sách của tỉnh Lâm Đồng để tạo ra khu vực sản xuất riêng cho sản xuất hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ không thể lẫn lộn, đại trà giữa vùng sản xuất VietGap.
Ngay tại Lâm Đồng, hiện có một số doanh nghiệp sản xuất hữu cơ nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn không tăng được sản lượng, bình quân mỗi tháng chỉ đạt dưới 5 tấn thì khó bù đắp được chi phí sản xuất.
Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng ảnh 2Khách tham quan tại gian hàng rau hữu cơ sản xuất tại Lâm Đồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số cây trồng có tiềm năng sản xuất hữu cơ chưa được nghiên cứu, thực hiện để phố biển và chuyển giao cho sản xuất theo hướng hữu cơ; sản xuất, phân phối nguyên liệu đầu vào để sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhiều sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, sinh học chưa đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ...

Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay địa phương có nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ do chưa có quy hoạch, kế hoạch hình thành cảc vùng sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất hữu cơ. Sản xuất hữu cơ cần có các vùng quy hoạch biệt lập để giảm tác động vào sản xuất.

Do thâm canh cao và điều kiện thời tiết nên nhiều loại dịch hại phát triển thường xuyên, người sản xuất có tập quán sử dụng cảc loại thuốc bảo vệ thực vật với tần suất cao để quản lý dịch hại.

Trong khi đó, người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó có thể phân biệt được sản phẩm hữu cơ và không hữu cơ, chính vì vậy dù nhu cầu thị trường cao nhưng sản phẩm rau hữu cơ vẫn khó bán, chỉ các tổ chức, cá nhân có hợp đồng trước, với đầy đủ chứng nhận hợp lệ mới có thể đứng vững trên thị trường.

Tác giả bài viết: ĐOÀN KIÊN

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập229
  • Hôm nay33,982
  • Tháng hiện tại212,549
  • Tổng lượt truy cập90,275,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây