Học tập đạo đức HCM

Phó thủ tướng: Đầu tư vào nông nghiệp đang vướng đất đai

Thứ tư - 26/04/2017 22:47
Lúng túng khi triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất là nguyên nhân hàng đầu khiến cả nước chỉ có 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Phát biểu tại cuộc họp xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chiều 19/4, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay cả nước chỉ có 1% tổng số doanh nghiệp bỏ vốn vào lĩnh vực này, chiếm chưa đến 3% vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Theo ông, nguyên nhân đầu tiên của thực trạng trên là vướng mắc về đất đai. “Chúng ta còn lúng túng khi triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất, thêm vào đó là chính sách dồn điền đổi thửa, tạo lập một thị trường chuyển nhượng đất đai. Vì vậy nhiều doanh nghiệp không có diện tích đủ lớn để đầu tư”, Phó thủ tướng nói.

pho-thu-tuong-dau-tu-vao-nong-nghiep-dang-vuong-dat-dai

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Vinh An

Ông Đào Trung Chính - Phó tổng cục trưởng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường) nêu thực tế nhiều nông dân, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, tuy không còn canh tác nhưng cố giữ lấy ruộng đất như một sự “bảo hiểm”, không chịu chuyển nhượng cho doanh nghiệp.

Ông Chính cho biết, trong số hai cơ chế để giải bài toán cho sản xuất lớn là người dân góp vốn vào doanh nghiệp bằng đất đai và cho thuê, thì mô hình sau “hợp lý hơn”.

“Việc góp vốn sẽ khiến hai bên khó giải quyết khi dự án thua lỗ, còn cho thuê đã có nhiều nơi làm thành công”, ông nói và thông tin thêm, thuê đất của dân cũng là cách thức mà các nước thường áp dụng. Đơn cử ở Nhật Bản, khi nhà nước làm đường cần giải phóng mặt bằng, nhà chức trách có thể thuê quyền sử dụng mặt bằng từ người dân, trả tiền theo tuổi thọ công trình, 50 năm hoặc 100 năm sau, hết thời hạn sẽ trả lại mặt bằng đó cho gia đình người dân.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết, có lần ông đi công tác ở Nhật Bản, đến một sân bay mà mặt bằng là đất thuê, “chính vì thuê nên máy bay không được cất hạ cánh trước 9h sáng và sau 12h đêm theo yêu cầu của người dân, để giữ yên tĩnh”

pho-thu-tuong-dau-tu-vao-nong-nghiep-dang-vuong-dat-dai-1

Cả nước chỉ có 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng một nguyên nhân khác khiến các công ty ngại đầu tư vào nông nghiệp, là do chính quyền địa phương dễ thay đổi về quy hoạch sử dụng đất, gây ra rủi ro rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Doanh nghiệp sợ nhất là sự không thuỷ chung của chính quyền địa phương, cứ lãnh đạo mới lên là sửa quy hoạch đất đai khác đi so với người tiền nhiệm”, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam nói.

Các yếu tố khác cản trở đầu tư vào nông nghiệp được xác định là chính sách bảo hiểm không hiệu quả, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn từ ngân hàng.

Ngoài ra, muốn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư thì nhà nước phải có các giải pháp về cơ chế, pháp lý hỗ trợ cho đầu ra của sản phẩm bằng cách phát triển thị trường buôn bán, sàn giao dịch nông sản. Trong khi, các định chế này ở Việt Nam chưa phát triển.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nhiều doanh nghiệp khẳng định không cần tiền hỗ trợ của nhà nước, điều quan trọng phải là phải có hành lang pháp lý, cơ chế vững chắc để họ yên tâm đầu tư

Trước đề xuất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc ngân sách bố trí trung bình hằng năm khoảng 11.200 tỷ đồng để thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ông cho rằng: “Về chính sách hỗ trợ, nhà nước bỏ ra ít thôi, hoặc không bỏ thêm ra mà chỉ có thể là bớt thu từ thuế, hỗ trợ tín dụng, đất đai”.

Sau 3 năm thực hiện Nghị định về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, mới chỉ thu hút được 64 dự án ở 23, tỉnh, thành với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là gần 280 tỷ đồng.

Cuộc họp do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì nhằm khởi động việc sửa đổi Nghị định này. Theo đó, ông đề nghị ban soạn thảo coi trọng các nội dung về tạo thuận lợi thương mại, mở rộng đối tượng điều chỉnh; quy định công bố công khai quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; các chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…


Võ Thành/vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,617
  • Tổng lượt truy cập93,235,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây