Học tập đạo đức HCM

Phương Minh Farm phát triển mô hình trồng rau hữu cơ

Thứ sáu - 20/04/2018 21:41
Rau hữu cơ phát triển trong nhà kính, trồng trên đất và giá thể, không sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu.

Theo bà Phương Thảo - đại diện Phương Minh Farm, mô hình chuỗi trang trại rau hữu cơ đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, tốn thời gian và công sức. Nhưng thành quả đổi lại là nông sản sẽ an toàn, đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng và thân thiện môi trường. Việc sản xuất rau hữu cơ không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, mà còn có thể chung tay bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên", bà Thảo chia sẻ.

Nhà nấm tại trang trại

Nhà nấm tại trang trại Phương Minh Farm. Ảnh: Phương Minh Farm.

Phương Minh Farm đang phát triển chuỗi trang trại tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Mê Linh (Lâm Đồng). Tại trang trại, rau an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ sản xuất trong nhà kính nằm cách ly khỏi khu dân cư. Điều này giúp các giống rau hạn chế tình trạng lây nhiễm sâu bệnh hay các chất hóa học còn tồn đọng từ các vùng lân cận. Nguồn nước tưới tiêu lấy từ giếng khoan hay hồ tự nhiên, lắng lọc nhằm loại bỏ các tạp chất, kiểm tra thường xuyên trước khi đưa vào sử dụng.

Rau trồng trên đất và bổ sung giá thể. Giá thể tổng hợp từ rơm (sau khi trồng nấm rơm), xơ dừa, tro trấu trộn với phân bò. Tất cả nguyên liệu giá thể đều được ủ hoai mục với thời gian từ 3-6 tháng trước khi trồng.

"Một trong những yếu tố quan trọng khác trong việc canh tác hữu cơ là không sử dụng phân bón hóa học và tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu", bà Thảo nhấn mạnh.

Trên tiêu chuẩn đó, các loại dinh dưỡng được Phương Minh Farm bổ sung trong quá trình trồng rau là các loại phân chuồng ủ mục, phân vi sinh, phân trùn quế, dịch trùn quế và bánh dầu.

Rau hữu cơ được phát triển trong nhà kính, trồng trên đất và giá thể, không sử dụng phân bón hóa học và tuyệt đối không sử dụng các thuốc trừ sâu.

Rau hữu cơ đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng và môi trường canh tác. Ảnh: Phương Minh Farm.

Việc phòng trừ sâu bệnh trong vườn rau áp dụng nhiều phương pháp tổng hợp như sử dụng các loại thiên địch (nấm xanh, nấm trắng, nấm hồng, nhện, cóc nhái để diệt sâu, ấu trùng sâu, cào cào), ủ nóng luống để trừ mầm sâu bệnh ăn lá. Nông dân còn dùng hỗn hợp tỏi ớt hoặc ozone để xịt sâu, cào cào, dùng bẫy đèn, bẫy bia, bám ruộng bắt sâu, ốc thủ công, tiêu diệt côn trùng, sâu bọ gây hại.

Nhờ vào việc đảm bảo đủ thời gian sinh trưởng tự nhiên, không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi trồng, rau hữu cơ tại trang trại có hàm lượng dinh dưỡng cao, giữ độ tươi và mùi vị tự nhiên lâu hơn so với các loại rau thông thường khác. Rau thu hoạch khi đủ lứa, cắt sạch gốc, hạn chế tối đa việc để lẫn nước vào rau và đựng trong túi GreenMAP - một dạng túi biến đổi khí quyển giúp bảo quản lâu hơn.

Tuy nhiên, để đạt được thành quả này, đòi hỏi trang trại còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất chính là tinh thần "canh tác trách nhiệm". Cụ thể, các hoạt động canh tác đều được ghi chép lại theo biểu mẫu, thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu xây dựng nông trại cho đến khi thu hoạch, nhằm truy xuất nguồn gốc khi có sự cố.

Rau sau khi thu hoạch được đựng trong túi GreenMAP, giúp bảo quản lâu hơn

Rau sau khi thu hoạch được đựng trong túi GreenMAP, giúp bảo quản lâu hơn. Ảnh: Phương Minh Farm.

Đại diện Phương Minh Farm nhận xét, trong sản xuất nông sản an toàn, niềm tin của người tiêu dùng chính là đòn bẩy quyết định giúp doanh nghiệp phát triển. Vì vậy ngay từ khi đi vào hoạt động, trang trại sẵn sàng mở cửa đón người dùng đến tham quan, tận mắt quan sát quy trình sản xuất xanh sạch, dùng thử các loại nông sản ngay tại chỗ để kiểm chứng chất lượng thực tế.

Bước đầu sản xuất rau hữu cơ không tạo ra lợi nhuận cho trang trại do đầu tư cao, năng suất thấp. Tuy nhiên Phương Minh Farm vẫn tiếp tục mở rộng quy mô, chủng loại rau hữu cơ, kênh phân phối nhằm gia tăng sản lượng, giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn.

"Khởi đầu bằng mong muốn mang lại những sản phẩm sạch và môi trường trong lành, chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình nông nghiệp sạch, gieo niềm tin vào một ngày mai tươi sáng cho cộng đồng", bà Thảo nói.

Minh Trí/vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,776
  • Tổng lượt truy cập92,652,440
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây