Học tập đạo đức HCM

Quảng Bình: Hồi sinh du lịch miền cát trắng

Thứ sáu - 11/05/2018 11:16
ượt lên những khó khăn, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, du lịch Quảng Bình đang chuyển mình ấn tượng, tạo được niềm tin, sức hút với nhiều sản phẩm mới hấp dẫn.

Làng chài làm du lịch

Làng chài Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) không chỉ là xã ven biển trù phú mà còn là làng chiến đấu nổi tiếng thời chống Pháp với khẩu hiệu “rào làng chiến đấu”, hai lần được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong ánh nắng như pha lê, con đường bích họa theo chủ đề tín ngưỡng cá ông và lịch sử hình thành, phát triển của làng làm bừng sáng cả vùng quê ven biển, cuốn hút du khách tham quan. Đúng vào mùa du lịch nên làng Cảnh Dương tấp nập du khách. Ngư dân Nguyên Thị Thảo niềm nở chia sẻ, từ ngày có con đường bích họa, làng chài như đón một luồng gió mới, nhộn nhịp hơn hẳn. “Được gắn với các hoạt động du lịch, sản phẩm truyền thống của làng có thêm thị trường tiêu thụ; thu nhập của chúng tôi cũng được cải thiện” - bà Thảo bộc bạch.

Đến với du lịch Quảng Bình, khu đồi cát xã Quang Phú lại có sức hấp dẫn riêng bởi sự thơ mộng, hoang sơ - được ví như “thiên đường” trượt cát độc đáo nhất miền Trung. Đồi cát Quang Phú đã góp phần đa dạng dịch vụ, sản phẩm cho điểm đến; du khách không bị nhàm chán vì thiếu sản phẩm mới để trải nghiệm. Nhờ lượng khách đến tham quan, chụp ảnh, trượt cát khá đông, đời sống của bà con địa phương được cải thiện hơn.

Ông Đỗ Đông Hà - Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình - cho biết: Trung bình một ngày, có 200 - 300 khách đến tham quan đường bích họa Cảnh Dương. Đây là tín hiệu vui, tạo động lực để Quảng Bình đẩy nhanh xây dựng làng văn hóa, du lịch Cảnh Dương, bổ sung cho sự thiếu hụt về điểm du lịch xung quanh Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến và Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp; thu hút nhà đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm du lịch phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. “Chúng tôi đang tiếp tục tập huấn kỹ năng làm du lịch cho người dân; đầu tư mới cơ sở hạ tầng, mở thêm sản phẩm văn hóa, lịch sử, trải nghiệm tại làng cho du khách; xây dựng nhãn hiệu, bao bì cho các sản phẩm truyền thống; phát triển hàng lưu niệm phục vụ du khách” - ông Hà nói.

Chuyển mình mạnh mẽ

Năm 2015, du lịch Quảng Bình đón 3 triệu lượt khách thì năm 2016, trước sự cố môi trường biển, lượng khách sụt giảm trầm trọng, đón chưa đầy 2 triệu lượt khách, thương hiệu du lịch của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực, quyết tâm cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm của chính quyền và doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá nên năm 2017, du lịch Quảng Bình đã thực sự “hồi sinh”, đón hơn 3,3 triệu lượt khách.

Theo ông Đỗ Đông Hà, bên cạnh các sản phẩm, tuyến điểm du lịch đẳng cấp của các khu di sản như Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng, suối Moọc…, Quảng Bình đang tập trung mở thêm nhiều sản phẩm mới để đón du khách, như: Du lịch cộng đồng, du lịch biển, xây dựng đề án city tour để du khách trải nghiệm, khám phá thành phố Đồng Hới về đêm. Đồng thời, tỉnh nỗ lực xây dựng thương hiệu mặt hàng lưu niệm có bản sắc của địa phương; nâng cao chất lượng dịch vụ; kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án lớn; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Mùa du lịch hè năm nay, Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đa dạng, đặc sắc phục vụ du khách. Hiện, cả tỉnh có hơn 300 cơ sở lưu trú với trên 10.000 phòng. Quảng Bình cam kết kiểm soát chặt giá, dịch vụ vào dịp cao điểm; cơ quan quản lý thường xuyên gặp gỡ doanh nghiệp, tuyên truyền, vận động phục vụ tốt nhất cho du khách; nghiêm cấm ép, tăng giá, làm mất hình ảnh du lịch của tỉnh...

Ông Đỗ Đông Hà - Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình: Nhờ quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ, diện mạo du lịch của Quảng Bình đã thay đổi tích cực, khách du lịch trở lại cao hơn trước sự cố môi trường biển, tạo niềm tin với du khách.

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập867
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm866
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,162
  • Tổng lượt truy cập93,166,826
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây