Học tập đạo đức HCM

Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Thứ ba - 14/11/2017 01:54
Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất. Chúng gây hại chủ yếu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, chích hút dịch ở phần gốc cây, cổ rễ và rễ cây.

- Triệu chứng: Cây cà phê bị rệp sáp hại rễ thường có triệu chứng sinh trưởng và phát triển rất kém, lá vàng úa từ gốc lên ngọn và rụng từ từ. Bên ngoài rễ cà phê bị hại có một lớp vỏ xốp, màu đen do các sợi nấm hình thành, dưới lớp vỏ xốp này là rệp sáp. Cây bị suy yếu, rễ bị thối, cây héo vàng dần, khi bị nặng lá rụng hàng loạt, quả nhỏ, hạt bị lép, cây khó hồi phục và có thể bị chết.

15-44-01_2-goc_cy_c_phe_bi_rep_hi
Gốc cây bị rệp gây hại

- Tác nhân gây hại: Rệp sáp hại rễ có lớp sáp màu trắng bao bọc bên ngoài. Cơ thể rệp sáp hại rễ cũng có màu hồng nhưng thân hình dày hơn rệp sáp hại quả và phồng lên như hình bán cầu.

- Sự phát sinh phát triển và gây hại: Rệp sáp hại rễ thường chích hút ở phần cổ rễ trước và lan dần ra các rễ ngang và rễ tơ. Chúng phát triển mạnh trong mùa mưa khi ẩm độ đất cao. Gặp điều kiện thuận lợi rệp sáp rễ sẽ kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành “măng sông” bó chặt làm cho rễ kém hoạt động và nhanh chóng bị hủy hoại, đồng thời làm cho thuốc hóa học không thể thâm nhập qua. Chất thải do rệp tiết ra là nguồn thức ăn của các loài kiến và kiến là tác nhân chính giúp rệp phát tán.

Vòng đời của rệp sáp hại rễ cà phê dao động từ 20 - 50 ngày. Khác với rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ đẻ con. Rệp con sau khi đẻ được 2 - 3 ngày sẽ di chuyển ra khỏi phần bụng của rệp mẹ để tìm nơi sinh sống mới. Một con rệp có thể đẻ khoảng 200 con và đẻ làm nhiều lứa.

15-44-01_3-re_cy_bi_rep_hi
Rễ cây bị rệp hại

- Biện pháp phòng trừ

+ Trong mùa mưa nên kiểm tra định kỳ phần cổ rễ cà phê ở dưới mặt đất (đặc biệt ở những vùng có tiền sử rệp sáp hại gốc) để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp. Lưu ý những cây có biểu hiện vàng và nhiều kiến.

+ Khi thấy có rệp sáp phải tiến hành xử lý, xử lý sớm khi rệp mới xâm nhập gây hại, nếu để tạo thành mang song sẽ rất khó phòng trừ. Đối với những cây cà phê bị hại quá nặng có thể nhỏ bỏ và mang tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác trong vườn

+ Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc có nguồn gốc sinh học và thảo mộc như chế phẩm chứa nấm Metarhizium anisopliae; một số thuốc có chứa hoạt chất Azadirachtin (Goldgun 0.3EC, 0.6EC, 0.9EC), Abamectin + Bt (Tridan 21.8WP), Abamectin + Matrine (Aga 25EC, Amara 55EC), Abamectin + Petroleum oil (Đầu trâu Bihopper 270 EC, Koimire 24.5EC, Visober 88.3 EC, Soka 25EC).

15-44-01_1-cy_c_phe_3_nm_tuoi_bi_rep_sp_hi
Cà phê 3 năm tuổi bị rệp sáp hại

+ Sử dụng thuốc hóa học

Một số thuốc hóa học có chứa hoạt chất Acetamiprid + Chlorpyrifos Ethyl (Ecasi 20 EC, Megashield 525 EC), Acetamiprid + Buprofezin (Atylo 650WP), Cypermethrin +Chlorpyriphos Ethyl (Dragon 585 EC).

Phương pháp xử lý: Dùng cuốc bới nhẹ đất xung quanh gốc cà phê, tùy mức độ gây hại của rệp mà lớp đất được bới dầy hay mỏng, rộng hay hẹp. Sau đó xử lý thuốc, nếu là thuốc bột rắc xung quanh gốc, sau đó lấp đất tưới vừa đủ ẩm. nếu là thuốc nước, tùy theo độ lớn của cây, tưới mỗi gốc từ 3 - 5 lít nước thuốc, sau đó lấp đất lại (tất cả các thuốc theo nồng độ khuyến cáo).

NGUYỄN THỊ THỦY, TRẦN DANH SỬU(Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - VAAS)/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,003
  • Tổng lượt truy cập90,288,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây