Học tập đạo đức HCM

Sự thật về "kim cương nhân tạo"

Thứ ba - 03/09/2013 03:18
Giá trị thực chất của một viên đá trang sức 6 li chỉ khoảng từ 20 đến 50.000 đồng. Sau khi được đánh bóng, lên đời với cái tên “kim cương nhân tạo” bằng kỹ thuật giác cắt như kim cương 8 mũi tên, 8 trái tim, nó đến tay người tiêu dùng lên tới vài trăm đến vài triệu đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong thời gian gần đây, thị trường nữ trang Việt Nam xuất hiện nhiều loại đá tổng hợp và những loại đá này có sức hút nhất định khi được gắn mác “kim cương nhân tạo”. Sẽ không có gì đáng nói nếu tên gọi mỹ miều này không được dùng để trục lợi từ người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về sự thật “kim cương nhân tạo” hiện đang được bán trên thị trường, nhóm phóng viên VTV đã ghi nhận thực tế này tại TP.HCM.                           

Trong vai một khách hàng, phóng viên được người bán giải thích kim cương nhân tạo là đá tổng hợp phủ carbon với công nghệ phức tạp. Giá bán một viên loại đặc biệt ấy từ 1,3 triệu đến 1,9 triệu nhưng không có chế độ hậu mãi nào sau khi mua.

Tuy nhiên, khi phóng viên đến một quầy hàng chuyên doanh kim cương nhân tạo, giá bán buôn chỉ là 150.000/hộp to còn bán lẻ là 99.000/viên.

Như vậy, thông tin về “kim cương nhân tạo” khá lập lờ. Người bán thoải mái hét giá còn người mua thì dễ dàng mắc bẫy.

Sau một hồi tìm hiểu, phóng viên đã mua được một viên với giá hơn 300.000 đồng. Tuy nhiên liệu sự thật có đúng như quảng cáo của người bán hay không thì đây vẫn là một dấu hỏi. Và khi đem viên “kim cương nhân tạo” vừa mua đến Hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM, phóng viên đã có câu trả lời.

Ông Trần Hải - Chuyên gia nghiên cứu Ngọc học khẳng định: “Qua các bước kiểm tra, tôi khẳng định đây chỉ là một viên đá giả, nó không phải kim cương nhân tạo. Giá trị của nó chỉ khoảng vài chục ngàn đồng. Đây là viên đá tổng hợp của hãng Swarovski, nhờ kỹ thuật hiện đại nên giác cắt của nó nhìn không khác mấy so với kim cương…”.

Theo các chuyên gia nghiên cứu ngọc học thì tại Việt Nam chưa bao giờ có bất kỳ một viên kim cương nhân tạo nào và trên thế giới nó cũng rất hiếm hoi nên chỉ được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Thế nhưng, đi ngược với các lời khẳng định của các chuyên gia, các cửa hàng vẫn mọc lên nhan nhản, vẫn những lời quảng cáo bắt mắt và ấn tượng.

Ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM cho biết: “Kim cương nhân tạo được cấu thành từ Carbon và tính chất hóa lý, vật lý không khác gì kim cương thiên nhiên. Cái gọi là kim cương nhân tạo đang bán trên thị trường thực chất nó là đá tổng hợp CZ hay Cubic Ziconia…”.

Như vậy thực chất kim cương nhân tạo đang được quảng cáo trên thị trường chỉ là những loại đá thông thường hoặc là đá CZ tổng hợp được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan hoặc Áo.  Loại đá trang sức này đang chiếm khoảng 80% tại thị trường VN. Giá trị thực chất của một viên đá trang sức 6 li chỉ khoảng từ 20 đến 50.000 đồng. Sau khi được đánh bóng, lên đời với cái tên “kim cương nhân tạo” bằng kỹ thuật giác cắt như kim cương 8 mũi tên, 8 trái tim, nó đến tay người tiêu dùng lên tới vài trăm đến vài triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Dưng, việc người bán đưa thông tin không đúng ra thị trường và thiếu minh bạch trong cách bán hàng của các cơ sở kinh doanh mặt hàng này cần được quản lý và xử lý triệt để vì quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, kiến nghị ngành chức năng sớm xử lý thực trạng này nhằm minh bạch thông tin cho người tiêu dùng, thế nhưng đến nay, vấn đề này vẫn chưa thể giải quyết. Không những thế, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã xác định kim cương nhân tạo không phải do các thợ kim hoàn tạo ra được và không phải được sử dụng rộng rãi để làm đồ trang sức nhưng một số doanh nghiệp kinh doanh trang sức vẫn cố tình quảng cáo sai sự thật để tăng giá sản phẩm.

Đặc biệt hơn, tự bản thân doanh nghiệp đứng ra làm giấy chứng nhận cho sản phẩm được gọi là kim cương nhân tạo của mình mà không có sự kiểm soát, cấp phép nào từ cơ quan chức năng. Thoải mái một mình một chợ không ai quản lý chính là nguyên nhân khiến cho thị trường trang sức lẫn người tiêu dùng đang bị xâm hại.        

Theo Dantri

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay45,080
  • Tháng hiện tại820,358
  • Tổng lượt truy cập91,994,087
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây