Học tập đạo đức HCM

TP.HCM: Mạnh tay chi 60 tỷ "thay máu" toàn bộ đàn lợn giống

Thứ tư - 28/06/2017 21:50
Để trở thành đầu mối phân phối giống lợn chất lượng, có thương hiệu, công tác cải thiện di truyền giống ở TP.HCM được yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa tính liên kết và ứng dụng các công nghệ mang tính hiệu quả cao.

Còn nhiều hạn chế

Từ những năm đầu thập niên 1980, Xí nghiệp lợn giống cấp I thuộc Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood) được giao nhiệm vụ lưu giữ, nhân đàn giống gốc thuần cũng như sản xuất kinh doanh, cung cấp con giống cho các trại trong TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

 tp.hcm: manh tay chi 60 tỷ 'thay máu' toan bo dàn lọn gióng hinh anh 1

Giống lợn Duroc ở các trại giống được khuyến cáo nên lưu ý cải thiện về sinh trưởng. Ảnh:  N.V 

Hệ thống kiểm định giống lợn theo phương pháp BLUP được Sở NNPTNT TP.HCM phối hợp Bộ môn Di truyền giống Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM xây dựng để nâng cao tiến bộ di truyền 4 giống lợn thuần trên địa bàn thành phố. Đến nay, đã có 22 giấy chứng nhận theo phương pháp BLUP được cấp cho 13 nhóm giống có năng suất đặc biệt, góp phần giúp người chăn nuôi tiếp cận các giống lợn chất lượng tốt.

Tại đây, ứng dụng BLUP (chọn lọc nhân giống qua kiểu hình) đã triển khai nhiều năm qua, tạo ra được nhiều nhóm giống có ngoại hình đẹp và sinh sản tốt như giống Landrace S807; Yorkshire S548, đặc biệt là giống Duroc S43-1…

HTX chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong ở Củ Chi là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia chương trình Nhập nội, cải thiện giống lợn của TP.HCM thông qua việc tiếp nhận các liều tinh giống cao sản này.

Theo ông Nguyễn Hữu Chí – Chủ nhiệm HTX Tiên Phong, việc cải tiến di truyền thể hiện vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhưng ông lo lắng khi việc tiêu thụ lợn giống vẫn còn nhiều khó khăn. Theo ông, ngoài nguyên nhân khó khăn đầu ra của thị trường heo thịt, sản phẩm lợn giống của TP.HCM chưa có thương hiệu trong khi phải cạnh tranh căng thẳng với các doanh nghiệp nước ngoài…

PGS- TS Trịnh Công Thành (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM), thì cho rằng, tốc độ cải thiện giống ở TP.HCM có nhiều tiến bộ ở giai đoạn sau 2010, tuy nhiên, tổng hợp số liệu thu thập đến tháng 4.2017, công tác di truyền giống còn nhiều việc phải cải thiện.

Số liệu ở cả 3 trại chăn nuôi, gồm trại giống cấp 1, trại Đồng Hiệp, trại Phước Long (cùng thuộc Sagrifood), cho thấy độ tuổi để đạt mức 90kg ở lợn đã cải thiện nhiều nhưng tính trạng dày mỡ lưng (liên quan tiêu tốn thức ăn, độ nạc) ở cả 3 trại vẫn chưa có sự cải tiến.

Lựa chọn phương pháp tối ưu

TS Nguyễn Hữu Tỉnh - Phân viện chăn nuôi Nam Bộ, nhận định, do khu vực chăn nuôi TP.HCM chật hẹp về diện tích, quy mô đàn giống nhỏ, nên cần tập trung phát triển các cơ sở chọn tạo giống ở cấp độ cụ kị, ông bà (giống thuần) và hạn chế tối đa phát triển các trại thương phẩm.

 tp.hcm: manh tay chi 60 tỷ 'thay máu' toan bo dàn lọn gióng hinh anh 2

Lợn giống Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, thích nghi tốt, cho thịt thơm ngon. Ảnh minh họa

Ông Tỉnh cũng kiến nghị hỗ trợ các cơ sở giống ứng dụng nhanh các công nghệ chọn tạo giống tiên tiến của thế giới như BLUP, GEN-BLUP (dựa trên cấu trúc hệ gen) để tạo ra sản phẩm con giống chất lượng cao, mang thương hiệu của TP.HCM và cung cấp cho các tỉnh lân cận.

Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, cho biết để cải thiện chất lượng đàn lợn giống,  năm 2017 – 2018, Sở sẽ tổ chức tuyển chọn, nhập nội 768 con giống cụ kỵ (GGP) của nước ngoài, đồng thời, xây dựng chương trình cải tiến chất lượng di truyền đàn lợn giống ở 5 trại giống ông bà, cụ kỵ với quy mô tối thiểu 50 lợn nái thuần/trại, tổ chức thu mua 1.350 lợn cái, 40 lợn đực cao sản giống GP của các công ty sản xuất con giống trong nước cho các trại lợn giống của HTX Tiên Phong từ 2018…

Được biết, giá lợn giống GGP hậu bị cái có giá khoảng 55 triệu đồng/con, lợn GGP đực khoảng 77 triệu đồng/con. Với việc dự kiến nhập nội 768 con giống cụ kỵ, (gồm 650 lợn cái, 118 lợn đực) thuộc ba nhóm giống Yorshire, Landrace và Duroc, TP.CM sẽ phải đầu tư khoảng trên 50 tỷ đồng.

Theo Nguyên Vỹ/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay37,208
  • Tháng hiện tại945,298
  • Tổng lượt truy cập92,119,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây