Học tập đạo đức HCM

TS. Nguyễn Đức Kiên: Tín dụng NN CNC đột phá giúp nông dân ra thị trường

Thứ ba - 27/06/2017 20:20
Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn hẹp của đất nước nhưng đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân.

ts. nguyen duc kien: tin dung nn cnc dot pha giup nong dan ra thi truong hinh anh 1

Ảnh minh họa

Tin vui  với những người nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khi Chính phủ quyết định dành gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là một quyết sách rất mạnh mẽ và thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc chuyển đổi từ một nền nông nghiệp sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp đáp ứng được nền công nghệ cao của thị trường quốc tế.

60 triệu đồng với nông dân là số vốn lớn

Qua quá trình khảo sát thực trạng nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015 trên chính sách giám sát xây dụng nông thôn mới đã phát hiện ra nhiều mô hình nông dân sản xuất với các quy trình mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, như việc trồng cam ở Cao Phong Hoà Bình hay cam ở Sơn La.

Vẫn là những giống cam cũ nhưng khi được tập trung trồng trên những diện tích lớn từ 5 đến 8 héc-ta, trên vùng đối núi và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo kiểu Isarel, nhờ đó giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chống sâu bệnh, giảm được chi phí hút nước ngầm để tưới theo phương thức cũ.

Trong lúc giá trị đầu tư chia cho bình quân từng hec-ta là rất thấp. Ở một mô hình ở huyện cao phong với hơn 7 héc-ta trồng cam chi phí để áp dụng tưới nhỏ giọt cho đầu tư hệ thống vào khoảng 60 triệu tiền ban đầu, chỉ trong năm đầu tiên của thu hoạch cam đã trả hết chi phí vay ngân hàng.

Như vậy chúng ta cần phải có một cách hiểu mới về cái gọi là “nông nghiệp công nghiệp cao”. Ở đây chúng ta cần hiểu  là việc áp dụng các thành tựu đã được các nước thực hiện từ nhiều năm nay trên thế giới vào sản xuất tại Việt Nam. Chúng ta phải quan tâm tới điều kiện để triển khai áp dụng được công nghệ này vào Việt Nam, đó là: nguồn vốn, nguồn nhân lực và hướng dẫn áp dụng công nghệ. Trong 3 yếu tố vừa nêu thì việc đảm bảo nguồn vốn với hạn điền sử dụng ruộng đất (trên nền luật đất đai hiện nay) có yếu tố quyết định.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất công nghiệp ở thành phố, 60 triệu đồng có thể là số vốn nhỏ nhưng với người nông dân số vốn 60 triệu đó là tài sản lớn. Vì vậy việc Chính phủ quyết định hỗ trợ ở khâu đầu tiên là bước đột phá quan trọng. Việc triển khai khâu hỗ trợ đột phá này cần phải xuất phát từ những bài học đã được rút ra trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ khác. Việc hỗ trợ phải gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là nông nghiệp, tài nguyên môi trường và khoa học công nghệ trong việc đánh giá các công nghệ, các phương thức sản xuất hấp dẫn cho người nông dân.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tín dụng là huy động nguồn vốn từ xã hội, dựa trên hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực ngành hàng của sản xuất nông nghiệp mà thẩm tra, xác định vốn vay cho các dự án của người nông dân.

Lãi suất cho vay của gói này về nguyên tắc phải theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, nhà nướcc không trực tiếp hỗ trợ giảm lãi suất của các tổ chức tín dụng mà chỉ thông qua việc định hướng các công nghệ sử dụng sẽ được ưu đãi theo luật về áp dụng khoa học công nghệ mới, luật bảo vệ môi trường nguồn nước và các luật khuyến khích khác. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thẩm định các dự án của người nông dân và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.

Trên cơ sở báo cáo tổng mức tín dụng cho vay trong những ngành nông nghiệp đã áp dụng công nghệ thân thiện môi trường theo hướng dẫn của nhà nước, của cơ quan quản lý nhà nước, nhà nước có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong tổng vốn tín dúng đã phát hành cho vay theo gói này. Nếu thực hiện được như vậy, chúng ta đã thực hiện được chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng hỗ trợ đầu vào, không gắn được trách nhiệm của tổ chức tín dụng với các khoản vay và không ảnh hưởng tới mức lợi nhuận của các tổ chức tín dụng với tư cách là một công ty cổ phẩn.

Ưu tiên nguồn lực và bảo vệ quyền lợi nông dân

Tâm lý của người nông dân gắn cả cuộc đời với mảnh ruộng. Vì vậy, nôn nóng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thông qua mua, thu hồi đất của người nông dân đối với mảnh ruộng mà người ta đã được chia sau cuộc cải cách ruộng đất hoặc người ta đã được chia theo Nghị quyết 10 về khoán sản phẩm nông nghiệp là điều tiềm ẩn tạo ra bất ổn trong xã hội. Chính vì vậy, cần phải áp dụng nhiều mô hình trong việc huy động quỹ đất để phục vụ phát triển sản xuất lớn trong nông nghiệp.

 ts. nguyen duc kien: tin dung nn cnc dot pha giup nong dan ra thi truong hinh anh 2

Nông nghiệp công nghệ cao đang thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước đến các doanh nghiệp nước ngoài

Có thể coi như phần đất của người nông dân là 1 cổ phần để góp vào công ty cổ phần trong đó phần đất của người nông dân góp được tính bằng giá trị 30% vốn của doanh nghiệp, tương tự như giai đoạn những năm 1990, 2000 khi chúng ta cho các doanh nghiệp nhà nước góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các công ty nước ngoài để hình thành các xí nghiệp liên doanh trong thời kỳ đầu đổi mới. Việc có những khách sạn như Melia, như Hà Nội Tower hay khách sạn 5 sao khác ở Thành phố Hồ Chí Minh là minh chứng cho điều đó. Vấn đề ở đây là cơ quan quản lý nhà nước phải là người đứng sau hỗ trợ người nông dân trong quá trình liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

Hoặc chúng ta có thể tổ chức mô hình doanh nghiệp dịch vụ công ích, tiến hành ký hợp đồng về sử dụng ruộng đất của người nông dân để hình thành những cánh đồng lớn sau đó cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thuê. Trong giai đoạn đầu khi người nông dân mới bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thị trường, với tư cách là 1 đối tác bình đẳng với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hoặc tổ chức mô hình doanh nghiệp dịch vụ công ích tiến hành ký hợp đồng về sử dụng ruộng đất của người nông dân để hình thành những cánh đồng lớn sau đó cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thuê.

Có thể nói rằng quan điểm chủ đạo của áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn hẹp của đất nước nhưng đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân đã được hình thành nhờ kết quả của cuộc cách mạng.

Chỉ có thực hiện được hài hoà cả 2 mục tiêu nói trên thì chúng ta mới có thể áp dụng thành công nông nghiệp công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao theo một trong các mô hình nêu trên, chúng ta có điều kiện đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn tín dụng trong gói 100.000 tỉ thật sự có hiệu quả, đảm bảo hào hoà lợi ích của người gửi tiền, gắn trách nhiệm của các tổ chức tín dụng cho vay với việc hỗ trợ người nông dân gia nhập thị trường.

Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Đức Kiên

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập685
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm684
  • Hôm nay83,379
  • Tháng hiện tại819,489
  • Tổng lượt truy cập93,197,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây