Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành điều - hoàn toàn có thể làm được

Thứ năm - 10/05/2018 22:49
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đạt gần 3,6 tỷ USD, giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế của ngành điều chưa phát triển đúng tầm, còn nhiều bất cập cả khách quan và chủ quan.

NNVN có cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường về đề án tái cơ cấu ngành điều đang được Bộ triển khai quyết liệt.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tham quan vườn điều tại Trung tâm Nghiên cứu – Phát triển cây điều, Viện KKNN Miền Nam ở Bến Cát, Bình Dương

Xin Bộ trưởng cho biết hiện trạng ngành điều Việt Nam hiện nay?

Thứ nhất, ngành hàng điều là một ngành hàng mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, ngành điều Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan. Năm 2001, Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu mặt hàng điều. Khi đó, diện tích, sản lượng, doanh số xuất khảu rất thấp. Cho đến nay thì ngành điều đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về nông sản xuất khẩu.

Năm 2017 vừa qua, tổng sản lượng chế biến hạt điều của ta đạt 353 ngàn tấn hạt điều cuối cùng. Cho giá trị xuất khẩu là 3,53 tỷ USD. Ngành điều đã tạo công việc ổn định cho gần 1 triệu lao động, gồm những người trực tiếp lao động trong vườn điều và lực lượng công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến.

Thứ 2, năng xuất hạt điều Việt Nam hiện đang ngày càng tăng. Trong khi những năm từ 2008 đến 2013, năng suất điều của ta chỉ đạt dưới 1,0 tấn/ha. Nhưng kể từ năm 2014, nhờ có sự được quan tâm và chỉ đạo sát sao chương trình thâm canh vườn điều, năng suất điều đã được cải thiện, đạt 1,2 tấn/ha.

Thứ 3 là chúng ta đã hình thành được một ngành công nghiệp chế biến hạt điều chuyên nghiệp. Hiện Việt Nam có hơn 460 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, trong đó có nhiều nhà máy chế biến được đầu tư dây chuyền, công nghệ thuộc hàng hiện đại nhất. Tổng công suất chế biến hiện trên 1,4 triệu tấn hạt điều/năm. Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những quốc gia có trình độ, công nghệ chế biến hạt điều thuộc loại khá của thế giới.

Thưa Bộ trưởng, những tồn tại, bất cập hiện nay ngành điều đang phải đối mặt là gì?

Mặc dù ngành điều đang có những bước chuyển mình khả quan, nhưng nhìn sâu vào, chúng ta thấy vẫn còn những bất cập, tồn tại. Thứ nhất là khu vực trồng trọt, trong 30 năm qua cho thấy, đây là cây công nghiệp duy nhất giảm diện tích, từ 440 ngàn ha năm 2008, nay chỉ còn hơn 300 ngàn ha.

Thứ 2, về năng suất và hiệu quả kinh tế cho người làm nghành điều thì cây là đang là một đối tượng cho thu nhập không cao.

Thứ 3, trước tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là thay đổi mùa vụ về mùa mưa, những trận mưa trái mùa giữa mùa khô và dịp đầu năm xảy ra ở những vùng trồng điều, đúng dịp cây điều trổ bông, đậu trái đã gây ra những hệ luỵ không nhỏ.

Cùng với đó, 2 nhóm sâu bệnh đặc trưng của cây điều là thán thư và bọ xít muỗi thường xuyên hiện diện, gây hệ luỵ không nhỏ, kìm hãm năng suất cây điều. Ngoài ra, phương pháp canh tác, chăm sóc cây điều của người nông dân chưa được đầu tư đúng mức cũng lá một nguyên nhân khiến năng suất cây điều chưa đúng như mong muốn, hiệu quả kinh tế từ cây điều chưa cao. Đây là những nguy cơ có thể khiến diện tích cây điều giảm, mà diện tích giảm thì Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu điều nhập khẩu. Đây làm một trong những điều mà chúng ta phải khắc phục.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ đạt từ 45-50% chuỗi giá trị sản xuất sâu, để cho ra sản phẩm hạt điều có giá trị cao. Nhưng, việc tổ chức phân phối 45-50% sản phẩm này thì chúng ta chưa làm tốt, dẫn đến việc chưa đạt hiệu quả cao nhất, tương xứng với giá trị sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm dây chuyền sản xuất, chế biến hạt điều Phúc An, ở thị xã Phước Long, Bình Phước, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu điều lớn nhất Việt Nam hiện nay

Nhằm phát triển bền vững ngành điều, nâng cao giá trị kinh tế và duy trì vị trí số một thế giới về xuất khẩu điều, cần những giải pháp gì, thưa Bộ trưởng?

Thứ nhất, quan điểm của Bộ là không tăng diện tích sản xuất, không tăng diện tích cây điều, giữ nguyên 300 ngàn ha như hiện nay. Xây dựng quy trình thích ứng cho từng tiểu vùng điều trọng điểm là Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam trung bộ. Mỗi tiểu vùng có một bộ quy trình phù hợp, kèm theo mỗi bộ quy trình là một cơ cấu giống hợp lý với phương thức canh tác sạch: một phần hữu cơ tiến tới hữu cơ. Trên cơ sờ canh tác hợp lý, thì chúng ta có điều kiện tăng năng suất cây điều lên gấp rưỡi, gấp đôi trong một thời gian không dài.

Thứ hai, tập trung phát triển chế biến sâu, đầu tư, khuyến khích DN tập trung phát triển chế biến sâu, lựa chọn những DN có năng lực để đầu tư mũi nhọn. Tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, trong đó vai trò của DN chủ động liên kết với nhau, liên kết với nông dân đóng vai trò rất lớn. Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đặc biệt DN chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, phải tổ chức, đưa tiến bộ KHKT vào quy trình trồng chăm sóc, làm soa khắc phục cho được yếu tố bất lợi về biến đổi khí hậu như mưa trái mùa, sâu bệnh. Áp dụng phương thức canh tác, mỗi giống điều phù hợp với từng tiểu vùng. Tất cả những bất hợp lý, những nút thắt phải được tháo gỡ thì ngành điều mới phát triển đúng tầm. Hiện nay, trong các nhóm giải pháp phát triển cây điều, thì giải pháp khoa học kỹ thuật được chú trọng hàng đầu.

Trong nhóm giải pháp này, quan trọng nhất là công tác giống. Hiện chúng ta đã có 3 giống điều mới, cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, đang từng bước phát triển và đưa vào sản xuất đại trà. Thứ 2 nữa là hiện nhiều vườn điều đã có tuổi, già cỗi, công tác phục hồi, cải tạo những vườn điều già cỗi là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta phải làm. Một yếu tố quan trọng nữa là về quản lý quy trình về phân bón, đảm bảo dùng phân bón đúng chất lượng, phù hợp với cây điều, với vùng trồng. Ngoài ra, công tác thuỷ lợi phục vụ nước tưới cho vườn điều cũng hết sức quan trọng. Hầu hết các vùng trồng điều đều khó khăn về nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô, mùa quyết định năng suất hạt điều. Do đó, cần có giải pháp khoa học như công nghệ tưới nhỏ giọt, đảm bảo cây điều đủ nước để phát triển.

Cuối cùng, muốn phát triển bền vững, thì không gì bằng sản xuất theo chuỗi khép kín. Theo đó, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ phải liên kết thật chặt với người nông dân dưới phương thức thành lập hợp tác xã. Trong việc thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp phải cùng với chính quyền có trách nhiệm lập chứ không phải việc riêng của tổ chức nào. Hiện nay, nhiểu doanh nghiệp đã nhận thức rõ điều này. Làm sao cùng chính quyền, cùng bà con nông dân xây dựng mối liên kết chặt, từ tổ chức sản xuất, ứng dụng KHKT, ổn định việc thu mua, chế biến, và tổ chức phát triển thị trường tiêu thụ cả trong nước và thế giới.

Hiện nay, ngành điều chưa chú trọng đến thị trường trong nước. Đây là một trong những yếu tố nhằm ổn định thị trường tiêu thụ. Nếu quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, thì sẽ tạo sự phát triển thị trường không đồng đều. Những năm gần đây, bình quân lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng đến 30%, đây là một trong những tiềm năng rất lớn để xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó, cần khôi phục những giá trị văn hoá. Sắp tới đây, Bộ sẽ có kế hoạch về việc tổ chức các lễ hội tôn vinh cây điều thành một ngành hàng. Thông qua đó, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với cây điều như ẩm thực hạt điều, du lịch homstay vườn điều…

Cám ơn Bộ trưởng!

PHÚC LẬP/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,611
  • Tổng lượt truy cập92,043,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây