Học tập đạo đức HCM

Tập làm “nông dân” ở Sài Gòn

Thứ sáu - 08/12/2017 10:51
Một số trang trại tại TPHCM đã mở cửa cho khách tham quan, trải nghiệm việc trồng rau, cấy lúa như nông dân thực thụ. Các gia đình, trường học và người nước ngoài thường lựa chọn dịch vụ này vào những ngày cuối tuần.

Những trang trại dạng này thường có vườn rau đủ loại, ao cá, ruộng lúa quy mô nhỏ. Bên cạnh việc cho khách tham quan và chọn mua các sản phẩm của trang trại, tham gia trồng trọt, một số nơi còn tổ chức tour khá bài bản.

Lội ruộng cấy lúa

Anh Việt Tấn, chủ trang trại Làng rau sạch Củ Chi, TPHCM, hướng dẫn khách nhổ đậu phộng. Ảnh: Ngọc Khánh

9g sáng, trời nắng dịu cũng là lúc anh Peter Jackson cùng 30 em học sinh của một trường quốc tế tại TPHCM đang chăm chú vào mấy luống rau lang ở trang trại Làng rau sạch Củ Chi, huyện Củ Chi. Là thầy giáo, anh Peter đưa học sinh đi tham quan theo chương trình dã ngoại cuối tuần, và đây cũng là lần đầu anh thấy những củ khoai lang bê bết đất. Sau khi đã bới một ít củ, anh cùng học trò chuyển sang hái rau thơm, trồng bí, tìm hiểu cách trồng nấm, ươm cây…

“Tiết mục” hấp dẫn hơn là cấy lúa. Tất cả cùng xắn quần lội ruộng trong tiếng cười đùa thích thú. Chân tay dính đầy sình, anh Peter chia sẻ: “Tôi thấy như đang đi du lịch vậy, đều là những thứ chưa trải nghiệm bao giờ. Tôi cũng chụp rất nhiều hình để gửi cho bạn bè tôi ở Mỹ xem”. Còn em Nguyễn Việt Tú, học sinh lớp 3, giơ mớ rau mồng tơi hào hứng nói: “Em thích hái rau, đi chơi với mấy bạn như vầy lắm, lại nhanh thuộc bài học về cây cối trên lớp nữa”.

Những món nông sản sau khi được nhóm khách thu hoạch, chủ trang trại cùng với đầu bếp sẽ chế biến cho khách dùng tại chỗ. Ngoài ra, trang trại cũng lên sẵn thực đơn phục vụ bữa trưa. Theo anh Việt Tấn, chủ trang trại, khách có thể cùng chế biến, nêm nếm thức ăn nếu thích. “Trong quá trình chế biến, tôi cũng sẽ hướng dẫn khách một số bí quyết nấu ăn, sơ chế nguyên liệu để giữ được độ tươi ngon”, anh nói.

Cách đó khá xa tại trang trại Family Garden, quận 2, khoảng 5-6 gia đình cũng đang hào hứng tham quan vườn rau, ao cá. Bên này là giàn mướp đã tới mùa thu hoạch, mấy hàng bắp, bên kia là rau dền, dưa leo, chuối, khung cảnh mộc mạc như ở quê. Cha mẹ cùng con cắt rau bỏ vào rổ, hái bắp, hái cà. Người hướng dẫn theo sát các em, vừa chỉ cách cắt rau, vừa giảng giải về cách trồng tỉa, bắt sâu…

Sau khi đã thỏa thích tận hưởng không khí miệt vườn, cha mẹ bắt đầu ghé vào gian nhà chính ngồi nghỉ. Tại đây bày bán những mặt hàng nông sản như bắp, khoai lang, đọt bí… được chủ trang trại giới thiệu là thu hoạch từ vườn và từ nguồn rau đảm bảo chất lượng ở Lâm Đồng. Hầu như khách tham quan nào cũng bị thu hút bởi những mặt hàng này và thường chọn mua mỗi thứ một ít đem về. Bên cạnh đó, Family Garden còn có thực đơn với các món chế biến từ gà, vịt, món nướng… cho những khách đặt trước.

Mô hình tiềm năng

Theo anh Việt Tấn, nhu cầu tham quan và trải nghiệm những dịch vụ kiểu nông dân ngày càng nhiều. Trung bình một tháng trang trại của anh đón khoảng 1.000 lượt khách, đông nhất là dịp hè và những ngày nghỉ lễ. Anh cho biết: “Thời gian đầu việc gầy dựng mọi thứ trên khu đất 15 ha cũng không dễ dàng. Chúng tôi phải thiết kế chương trình tham quan sao cho thiết thực, hấp dẫn và phù hợp sở thích của khách”. Mô hình đòi hỏi sự chu đáo, tận tình của những người làm dịch vụ, cùng sự đổi mới trong thực đơn trưa. Ngoài ra, khung cảnh trang trại cần phải tự nhiên, không dàn dựng nhiều.

Còn chị Quỳnh Trân, người lập ra Family Garden, cho biết ban đầu chị chỉ có ý định thuê đất để phục vụ cho công việc thiết kế cảnh quan, do chị làm trong lĩnh vực kiến trúc. Sau khi bán một số nông sản Đà Lạt, chị chuyển sang mô hình trang trại. Lượng khách tham quan ngày càng đông, cũng là lúc chị hoàn thiện dịch vụ với việc cung cấp bữa trưa, các mặt hàng nông sản phong phú hơn.

Để hút khách, chị Trân không thu phí tham quan mà chỉ tính tiền bán nông sản, tiền dùng bữa nếu khách có nhu cầu. Chị cũng chú ý bố trí không gian thoáng đãng, để khách tự do dạo chơi. Khung cảnh theo chị càng đơn sơ càng thú vị: một giàn mướp, ao cá cạn nước, bếp nướng ngoài trời, vườn rau không xịt thuốc… Ngoài ra, trên trang mạng của mình, chị cũng đăng tải những hoạt động và hình ảnh tham quan để tạo sự giao lưu với khách. Chị tin rằng những dịch vụ như Family Garden sẽ phát triển trong tương lai gần.

Dạo vườn trái cây

Ngoài những mô hình kể trên, TPHCM cũng có những nhà vườn trồng các loại trái cây như chôm chôm, nhãn, xoài… mở cửa cho khách tham quan. Khách có thể hái và dùng trái cây tại vườn, trả một khoản phí, mua trái cây đem về. Những vườn này chủ yếu ở huyện Củ Chi.


Theo The SGTimes
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay18,281
  • Tháng hiện tại248,985
  • Tổng lượt truy cập92,626,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây