Học tập đạo đức HCM

Thanh Hoá: Hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn

Thứ sáu - 02/03/2018 04:57
Với đặc thù cho vay vốn thông qua các đơn vị ủy thác, thời gian qua, nhiều tổ chức nhận ủy thác đã thực hiện tốt nhiệm vụ đưa đồng vốn đến với gia đình chính sách và người nghèo, quản lý tốt nợ quá hạn, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
 
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Tĩnh Gia kiểm tra tình hình sử dụng vốn tại xã Hải Thanh. Ảnh: Lương Khánh

 
Xác định tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã cùng các địa phương và 4 tổ chức hội, đoàn thể: Nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, mở rộng mạng lưới hoạt động đến tận các thôn, bản, khu phố. Nhờ đó, số lượt hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.


Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Hoạt động của các tổ TK&VV đã tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo, các đối tượng chính sách khác và có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các tổ TK&VV còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng. Tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro... hiệu quả.


Tính đến ngày 28-2, toàn tỉnh có 8.209 tổ TK&VV của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho hội viên vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đang hoạt động. Trong đó, nhiều nhất là các huyện: Thọ Xuân 460 tổ, Hoằng Hóa 459 tổ,  Tĩnh Gia 437 tổ, Thạch Thành 368 tổ, Nông Cống 396 tổ... Để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, thời gian qua, NHCSXH Thanh Hóa và phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá, xếp loại để có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV. Qua đánh giá, có 96,8% tổ được xếp loại tốt, 2,8% tổ loại khá; 7.292 tổ không có nợ quá hạn; bình quân dư nợ mỗi tổ đạt 1,025 tỷ đồng.


Thông qua hoạt động của các tổ TK&VV, hiện trên địa bàn tỉnh nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vay vốn ưu đãi của NHCSXH kịp thời để phát triển kinh tế, có điều kiện nuôi con ăn học. Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thông qua tổ TK&VV đến ngày 28-2 đạt hơn 8.200 tỷ đồng. Chị Cao Thị Quành, dân tộc Thái, ở bản Cỏi, xã Xuân Phú (Quan Hóa), chia sẻ: Trước đây cuộc sống gia đình tôi hết sức khó khăn và đã được tổ TK&VV của hội nông dân bản đến tư vấn, giúp gia đình tôi làm hồ sơ vay vốn ưu đãi dành cho học sinh - sinh viên từ NHCSXH với tổng số tiền qua các năm hơn 60 triệu đồng, nhờ đó gia đình có điều kiện nuôi 2 cháu học xong đại học và đi làm. Hiện nay, cuộc sống gia đình đã bớt khó khăn, vợ chồng và các con đang tập trung phát triển sản xuất để trả hết nợ cho ngân hàng.


Để các tổ TK&VV tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn, thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa chỉ đạo tổ trưởng các tổ TK&VV thường xuyên theo dõi hộ vay đi làm ăn xa, bỏ đi khỏi nơi cư trú để phối hợp xử lý theo quy định. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thực hiện việc trả nợ đúng kỳ hạn. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội, tổ trưởng tổ TK&VV để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc nhận ủy thác, thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng chính sách. Tích cực vận động hộ vay tham gia gửi tiết kiệm, phấn đấu hàng năm có 100% hội, đoàn thể các cấp có nhận vốn ủy thác với NHCSXH và số hộ vay tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt tỷ lệ từ 80% trở lên.

 

Tác giả bài viết: Khánh Phương

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay33,056
  • Tháng hiện tại211,623
  • Tổng lượt truy cập90,275,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây