Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Mở rộng diện tích cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ ba - 16/01/2018 10:17
Những năm qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhằm thay thế sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.
Theo chân chị Lê Thị Bình, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tiến đi thăm ruộng dưa chuột thôn Đồng Xá 2, xã Đồng Tiến (Triệu Sơn), chị hồ hởi khoe với chúng tôi: “Vụ đông năm nay dưa chuột được mùa, từ ngày áp dụng cơ giới hóa cùng với kinh nghiệm trồng dưa chuột lâu năm của bà con nên chất lượng sản phẩm cũng như giá thành tăng đáng kể”. Phóng tầm mắt ra xa, những ruộng dưa chuột xanh mơn mởn, lúc lỉu những quả to, dài, tôi như mừng thay cho bà con nơi đây. Trên những ruộng dưa chuột của thôn Đồng Xá 2, ngày nào cũng có hàng chục tư thương tìm mua tại đầu bờ, kẻ mua, người bán ai cũng phấn khởi. Chúng tôi gặp ông Hoàng Vũ Tuân đang thu hoạch dưa chuột, những giọt mồ hôi trên khuôn mặt khắc khổ nhưng không giấu nổi niềm vui: “Trước kia chưa sử dụng máy cày, gia đình tôi vất vả lắm, vụ mùa năm nào cũng muộn vì ít nhân lực, các con đang ở tuổi ăn học nên cũng không dám thuê nhân công nhiều”. Với tổng diện tích đất là 3 sào, trước đây sử dụng lao động thủ công, mỗi sào trừ chi phí gia đình ông thu về từ 7- 10 triệu đồng. Từ năm 2016, áp dụng cơ giới hóa, gia đình ông thuê máy cày để tiết kiệm chi phí thuê lao động, mỗi vụ thu lãi khoảng 15 triệu đồng/sào. “Sắp tới đây, gia đình tôi sẽ tích tụ thêm đất để mở rộng diện tích, đầu tư máy cày để chủ động được mùa vụ” - ông Tuân chia sẻ. 

 
Thấy được hiệu quả việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nhiều hộ gia đình ở thôn Đồng Xá 2 đã nhanh chóng áp dụng để phát triển kinh tế như gia đình chị Lê Thị Sơn, vụ mùa vừa qua với 2 sào đất, gia đình chị cũng thu lãi từ 15 đến 17 triệu đồng. 

 
Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã dần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao năng suất. Chị Lê Thị Bình, khẳng định: “Đây là hướng đi đúng đắn, cơ giới hóa đã thổi một làn gió mới vào  phát triển nông nghiệp của xã Đồng Tiến”. Với tổng diện tích đất canh tác của xã là 447 ha, chủ yếu là lúa nước, để cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp như một “trợ thủ” đắc lực, HTX đã xây dựng mô hình “Mạ khay máy cấy”. HTX hỗ trợ 3 máy cấy, 2 máy xay xát và 1 máy cày, đáp ứng 10% tổng diện tích đất sản xuất. Ngoài ra, UBND xã Đồng Tiến còn tạo điều kiện, hỗ trợ vay vốn cho những gia đình có khả năng phát triển kinh tế có cơ hội mua máy cày, máy xát lúa...

 
Những năm gần đây, xã Đồng Tiến áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất là 100%, máy gặt là 70%, thu hoạch 50%, gieo cấy 30%. Thực tế cho thấy, qua chương trình “Học tập cộng đồng” tuyên truyền đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất, giải quyết vấn đề thiếu lao động vào vụ mùa, từng bước hình thành vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn. “Bên cạnh những thành quả đạt được khi áp dụng cơ giới hóa thì cũng có không ít những khó khăn mà xã Đồng Tiến đang gặp phải như địa hình đất lầy thụt nên khi đưa máy  xuống thường bị sa lầy, trình độ của người dân trong việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật bằng việc cơ giới hóa chưa đồng đều. Sự đầu tư vào máy móc còn hạn chế do một năm chỉ sử dụng vào 2 vụ sản xuất, chậm thu hồi vốn” - chị Lê Thị Bình cho biết.

 
Đến với xã Hà Long (Hà Trung), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi trước kia nơi đây từng được biết đến là vùng “đất khó”, thì giờ đây đâu đâu cũng phủ màu xanh của bãi mía, đồi dứa gai và những cánh đồng lúa. Chị Nguyễn Thị Liên - cán bộ nông nghiệp xã Hà Long, cho biết: Nhận thấy lao động thủ công không hiệu quả nên từ năm 2007, bà con đã dần áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Các hộ đã tích cực đưa máy móc vào ruộng đồng nhằm giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí. Được biết, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90%, thu hoạch lúa 95%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật 30%, mang lại hiệu quả so với lao động thủ công là 70%. Tính đến nay, cả xã Hà Long đã có 10 máy làm đất công suất trên 35 mã lực, 25 máy làm đất công suất từ 12-35 mã lực, 26 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ, 100 máy bơm nước; ngoài ra, còn có các loại máy như máy thu hoạch lúa, máy xay xát gạo, máy nghiền nông sản... Nhận thấy những kết quả khả quan khi áp dụng cơ giới hóa, UBND huyện Hà Trung và UBND xã Hà Long đã có những chính sách hỗ trợ cho những gia đình mua máy công suất lớn là 20% và cho những gia đình chưa có đủ điều kiện mua máy thuê lại để phục vụ ngày mùa. 

 
Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp của bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều tiến bộ khoa học và công cụ cơ giới đã được áp dụng vào sản xuất nhưng còn chậm và thiếu tính đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp lợi nhuận thấp nhưng rủi ro lớn nên việc đầu tư vào cơ giới hóa đối với nhiều nông dân còn e dè. Bên cạnh đó, cần chú trọng mở lớp bồi dưỡng, huấn luyện sử dụng, sửa chữa và bảo vệ các loại máy nông nghiệp nhằm hoạt động hiệu quả và giảm tỷ lệ hư hỏng  sau mùa vụ.
 
Theo Báo Thanh Hóa
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay47,779
  • Tháng hiện tại823,057
  • Tổng lượt truy cập91,996,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây