Học tập đạo đức HCM

Thành công trên quê hương

Thứ hai - 08/01/2018 03:04
Hương Trà - một thị xã trẻ của TT-Huế, một đô thị mới hình thành mở ra những cơ hội lập nghiệp mới cho những người trẻ nơi đây. Có những bạn trẻ từ nhỏ đến lớn đều gắn chặt với vùng đất này. Nhưng cũng có những thanh niên trở về quê sau nhiều năm bôn ba. Những bạn trẻ trong những câu chuyện dưới đây đều có một điểm chung: lập nghiệp thành công trên quê hương nhờ ý chí và khát vọng tuổi trẻ.

Lê Hữu Minh với chiếc máy ép dầu thủy lực. 

Nông dân sáng chế

Nằm ven Quốc Lộ 1A thuộc Tổ dân phố Giáp 3 (P. Hương Văn), xưởng cơ khí Hữu Lành của anh Lê Hữu Minh (38 tuổi) không ngày nào ngừng hoạt động. Hàng loạt đơn đặt hàng sản xuất máy ép dầu thủy lực-sản phẩm nổi tiếng do anh Minh sáng chế - khiến xưởng cơ khí này trở nên sôi động. Những thành quả này được anh Minh mày mò chế biến và ứng dụng từ nguyên lý hoạt động của máy xe múc đất. Xuất thân từ gia đình nông dân và trình độ học vấn không cao nhưng Minh đã tự mày mò nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm nông cụ nâng cao năng suất lao động cho người nông dân.

Lê Hữu Minh cho biết: "Tôi ứng dụng từ máy xe múc đất để nghiên cứu ra máy ép dầu thủy lực. Bắt đầu tìm tòi chế tạo từ năm 2014 phải mất cả năm trời mới chế thành công cái máy này". Chiếc máy ép dầu phụng, dầu mè bằng công nghệ thủy lực được nông dân trồng đậu, mè ven sông Bồ ưa chuộng vì giúp họ tăng năng suất chế biến dầu lên gấp 3 lần so với phương pháp ép thủ công.

Ông Đỗ Dũng (P. Hương Văn): "Trước kia mình làm bằng thủ công, vặn bằng tay rất vất vả. Nhưng từ khi có cái máy của anh Lê Hữu Minh thì đỡ sức lao động rất nhiều". Không dừng lại đó, đầu năm 2016, trên cơ sở một đơn đặt hàng từ tỉnh Quảng Trị, anh Minh đã cho ra đời chiếc máy xay nghệ tươi sau hơn nửa năm nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy cắt sắn tươi. Hai sản phẩm gồm máy ép dầu thủy lực và máy xay nghệ tươi của Lê Hữu Minh đã được trao tặng Giải thưởng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của thị xã Hương Trà và tỉnh TT Huế năm 2017. Ông Nguyễn Ngọc Chính-Phó trưởng Phòng kinh tế thị xã Hương Trà đánh giá: "Anh Lê Hữu Minh đã sản xuất ra nhiều thiết bị cơ khí nông nghiệp hiệu quả, đem lại hiệu suất cao cho người nông dân Hương Trà nói riêng và vùng phụ cận nói chung. Đặc biệt, đã giải phóng được sức lao động của người nông dân và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động đang trực tiếp làm việc tại xưởng cơ khí của anh".

Phan Phước Nguyên thành công với mô hình nuôi gà Đông Tảo. 

Vịt trời, gà Đông Tảo "bén duyên" phố phường

Đất đai canh tác nơi mảnh vườn nhà chứa trọn tình yêu của người thanh niên Phan Phước Nguyên (30 tuổi) ở P. Hương Xuân, TX Hương Trà. Không chỉ trồng rau trên mảnh đất vườn nhà, Nguyên còn nổi tiếng với mô hình nuôi gà Đông Tảo - giống gà "tiến vua" nổi tiếng. Sau 2 năm vừa tự học và nuôi thử nghiệm, Nguyên đã thành công với một đàn gà gần 40 con, khi xuất bán cho thu nhập dự kiến 120 triệu đồng, gấp 6 lần vốn đầu tư ban đầu. Đó là thành quả từ ý chí và tình yêu lớn dành cho việc nghiên cứu nuôi giống gà vốn không dễ nuôi này.

Nguyên bộc bạch: "Em học hỏi những người đi trước. Bữa nay cũng đã tạm ổn. Làm nông nghiệp tăng thêm thu nhập cho bản thân mình". Có chung niềm đam mê chăn nuôi như Nguyên, anh Hoàng Quốc Huy (28 tuổi) ở P. Tứ Hạ (Hương Trà) cũng đang thành công với mô hình nuôi vịt trời học hỏi từ miền Bắc đưa vào. Sau hơn 3 năm nuôi, Huy đã mở rộng đàn vịt trời của mình lên hàng ngàn con, không chỉ gói gọn trong vườn nhà mà còn mở rộng ra một vùng trang trại rộng 500 mét vuông ở vùng Bàu Đen. Với giá bán trung bình 120.000 đồng/con, sau gần nửa năm nuôi, mỗi lứa vịt trời đem về cho Huy  không dưới 60 triệu đồng. Theo Huy: "Con vịt trời phát triển rất ổn định với điều kiện thời tiết ở miền Trung. Tôi cũng mạnh dạn cùng bà con phát triển đàn vịt trời ngày càng nhiều để phát triển kinh tế gia đình".

Cao Thị Thu Hoài bên vườn cây giống.

Đem cây giống chất lượng đến với nông dân

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hương Trà, chị Cao Thị Thu Hoài (P. Tứ Hạ) 36 tuổi - cựu sinh viên Trường Cao đẳng Nông Lâm TPHCM - đã quyết chí gắn bó với quê hương. Sau khi ra trường vào năm 2004 và đã trải qua nhiều nghề khác nhau ở những vùng đất phương Nam, Hoài vẫn không nguôi nỗi nhớ đất đai, ruộng đồng, cây cối nơi quê nhà. Chừng 10 năm trước, Trung tâm cung cấp cây giống với nhãn hiệu "Cây giống Hương Trà" bắt đầu hình thành. Từ cơ sở này, Hoài đã quyết tâm phát huy những kiến thức chuyên ngành trồng trọt đã học được ở trường vào việc không ngừng lai ghép thử nghiệm và nhân rộng những giống cây ăn trái đặc sản. Do hiểu rõ về thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu ở đây nên Hoài đã ghép thành công những giống cây ăn trái 3 miền như: ổi, cam, bưởi đỏ, lê Đài Loan, táo leo, mít Thái, vú sữa, măng cụt... được bà con nông dân ưa chuộng.

Hoài tâm sự: "Khi chăm sóc tất cả những cây ăn trái ở đây, tôi cảm thấy rất vui. Cái vui thứ nhất là đem lại kết quả tốt nhất cho bà con nông dân hiện nay. Thứ hai, qua quá trình chăm sóc, từ những phát hiện mới mình có thể có thêm những sáng kiến để định hình những cây mới, gốc ghép mới để giới thiệu cho bà con". Sau gần 10 năm gây dựng thương hiệu, sắp tới "Trung tâm cây giống Hương Trà" sẽ tiếp tục thành lập một khu vườn ghép Thanh Trà Lại Bằng tại khu phố Lại Bằng, P. Hương Vân, TX Hương Trà. Hướng đi tiếp theo này là bước tiến mới của Hoài trong nỗ lực duy trì chất lượng giống cây đặc sản Thanh Trà và phát triển thương hiệu Thanh Trà Huế.

Anh Nguyễn Tiếng Giang-Bí thư Thị đoàn Hương Trà cho biết: "Để các mô hình khởi nghiệp này có cơ hội mở rộng và phát triển, Thị đoàn sẽ định hướng, hỗ trợ cho các bạn có điều kiện được tiếp cận các nguồn vốn vay 120 do Trung ương Đoàn ủy quyền. Đặc biệt là hỗ trợ cho các bạn thành lập được hợp tác xã gia cầm sạch do thanh niên làm chủ". Chăm chỉ, cần cù, mạnh dạn đổi mới bản thân, những thanh niên trên vùng đô thị mới Hương Trà đang dần khẳng định mình bằng ý chí khởi nghiệp đúng hướng. Câu chuyện lập nghiệp của những bạn trẻ thị xã Hương Trà cho thấy khát vọng vươn lên không ngừng của thanh niên miền Trung, hòa cùng nhịp bước của thanh niên Việt Nam vào thời đại mới.

 

Tác giả bài viết: Xuân Trường-Trương Huyền

Nguồn tin: cadn.com.vn

 Tags: những

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Hôm nay94,180
  • Tháng hiện tại830,290
  • Tổng lượt truy cập93,207,954
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây