Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay với việc ngăn chặn sử dụng kháng sinh cấm trong chăn nuôi thì tại Đồng Nai, hàng trăm hộ nông dân đang tiên phong sử dụng các thảo dược thay thế kháng sinh để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đơn vị này đang cùng các hội viên tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề để nhân rộng mô hình sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để thay thế kháng sinh cấm trong chăn nuôi, hạn chế tình trạng tồn dư chất cấm trong sản phẩm khi xuất chuồng. “Các chế phẩm sinh học hay việc sử dụng men vi sinh… bắt đầu phổ biến trong chăn nuôi ở Đồng Nai. Đây là giải pháp thay thế hiệu quả cho kháng sinh cấm, vừa an toàn cho vật nuôi, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm” - ông Đoán nhận định.
Trại chăn nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh… giúp vật nuôi khỏe mạnh, tăng trưởng tốt. Ảnh: K.H
Thạc sĩ Võ Văn Ninh - nguyên giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cũng đồng ý rằng, người chăn nuôi có thể dùng các loại thảo dược như tỏi, nghệ, vàng đắng… để thay thế một số loại kháng sinh trong việc ức chế vi khuẩn có hại. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, các chế phẩm từ tỏi, nghệ, gừng… giúp vật nuôi tăng khả năng hấp thụ thức ăn, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu tốn, giúp nông dân đề phòng dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chăn nuôi bền vững.
Còn theo PGS-TS Lã Văn Kính, việc xây dựng các mô hình chăn nuôi “không kháng sinh cấm” không quá khó. Trước hết, người chăn nuôi cần áp dụng biện pháp an toàn sinh học, như sắp xếp lại chuồng trại, quản lý chặt chẽ người và gia súc ra vào. Thường xuyên vệ sinh sát trùng trang trại, các phương tiện vận chuyển và vật dụng chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài.
Đầu năm nay, Bộ NNPTNT cũng đã chính thức công nhận 2 giải pháp kỹ thuật của Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ với mục tiêu thay thế kháng sinh, gồm giải pháp sử dụng probiotic thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và giải pháp sử dụng chế phẩm thảo dược có nguồn gốc bản địa trong thức ăn chăn nuôi để sản xuất thịt heo an toàn. Các giải pháp này cũng đang được áp dụng tại nhiều vùng chăn nuôi các tỉnh Đông Nam Bộ và cho hiệu quả khả quan.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;