Học tập đạo đức HCM

Thị trường Nhật Bản rộng mở cho nông sản Việt Nam

Thứ tư - 19/11/2014 21:25
Thị trường Nhật Bản luôn có nhu cầu cao về trái cây tươi, rau xanh và nhiều mặt hàng nông sản khác. Đó là điều mà các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ tại hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” vừa diễn ra tại TP. HCM.
Người tiêu dùng Nhật ưa chuộng trái cây Việt Nam. Ảnh: ST.

Tiềm năng lớn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã XK sang Nhật Bản nhóm hàng thủy sản với kim ngạch hơn 980 triệu USD, rau quả là 62,6 triệu USD, hạt điều 24 triệu USD, cà phê 146 triệu USD, hạt tiêu đạt 20 triệu USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 10,7 triệu USD... Dự kiến tổng kim ngạch thương mại song phương Việt - Nhật năm 2014 sẽ đạt 28 tỷ USD, tăng 3 tỉ USD so với năm 2013.

Ông Hirotaka Yasuzumi - Giám đốc văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP. HCM (JETRO) cho biết hiện tại có sự chênh lệch lớn trong kim ngạch XK nhóm hàng nông lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Nhật Bản vào thị trường lẫn nhau. Trong khi sản phẩm nông sản của Nhật xuất vào thị trường Việt Nam tỷ lệ còn thấp thì hàng Việt Nam đang được xuất sang Nhật rất nhiều. Tại Nhật, Việt Nam nổi tiếng với mặt hàng về trái cây tươi và gạo, trong tương lai thị trường Nhật Bản có thể tăng NK sản phẩm bột gạo, bởi các sản phẩm làm từ bột gạo đang có xu hướng được ưa chuộng.

“So với Nhật Bản, Việt Nam thuận lợi về điều kiện phát triển nông nghiệp, vì vậy, thời gian qua, các DN Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động đầu tư vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trong thực tế, các chuyên gia Nhật Bản cũng đã trồng thành công một số giống rau xanh người Nhật ưa chuộng ở Đà Lạt, điển hình nhất là dự án liên doanh An Phú Lacue trồng rau xà lách giống của Mỹ với quy trình và kỹ thuật như tại làng Kawakami Mura - ngôi làng của những người dân đang có thu nhập giàu nhất của Nhật nhờ trồng rau xà lách tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Mối quan tâm sự hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản về phát triển nông nghiệp được thực hiện xuyên suốt từ cấp Chính phủ”, ông Hirotaka Yasuzumi cho biết.

Ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết ngày 1-8-2014, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1291/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, những mặt hàng mà Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác phát triển là: Lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, chè, rau quả, và cá ngừ đại dương.

Ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, ngành nông nghiệp Việt - Nhật có tính bổ sung cho nhau. Tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước rất triển vọng. Rau và trái cây Việt Nam trong tương lai có nhiều tiềm năng xuất sang thị trường Nhật, bởi thị trường này có nhu cầu rất lớn. Ngoài ra, trái cây Việt Nam cũng được người tiêu dùng Nhật ưa thích.

Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần phối hợp với Nhật Bản để chọn lựa công nghệ phù hợp ứng dụng vào trồng trọt, thu hoạch, chế biến để nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng rau quả hơn nữa. Đơn cử như quả xoài ở Nhật Bản được trồng trong nhà kính, mỗi quả có trọng lượng 500gram, đạt chất lượng về các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm nên có giá bán rất cao, một 1kg có giá bán lên đến 50USD.

Thị trường khó tính

Ông Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau NK II, Bộ NN&PTNT khẳng định Nhật Bản là một trong những thị trường XK khó tính, những sản phẩm tươi sống xuất vào thị trường này đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh. Muốn thúc đẩy các loại trái cây tươi, rau xuất sang Nhật phải áp dụng quy trình sản xuất sạch GAP, hạn chế dùng thuốc trừ sâu, đóng gói đúng quy chuẩn và thực hiện chiếu xạ hoặc xử lý bằng hơi nước nóng. Đồng thời, Việt Nam cần làm tốt khâu kiểm dịch động thực vật để loại trừ được các DN làm ăn gian dối vì chỉ cần một DN vi phạm là sẽ ảnh hưởng đến cả ngành hàng, như trường hợp tôm XK nhiễm chất cấm liên tục bị Nhật Bản cảnh báo trong thời gian qua.

Có thể nói một điều thị trường là rộng mở nhưng cánh cửa vẫn còn hẹp do Việt Nam chưa tháo được nút thắt trong khâu sản xuất là đảm bảo sản lượng và chất lượng. Ông Hirotaka Yasuzumi đánh giá rằng Việt  Nam vẫn chưa thể hiện được sự quyết tâm về phát triển chất lượng ngành nông nghiệp một cách rõ ràng. Đó sẽ là điều khiến cho các mục tiêu chưa có kết quả tốt nhất. Trong mối hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các bí quyết, kỹ thuật của Nhật Bản để thay đổi kỹ thuật sản xuất của mình theo đường hướng mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đơn cử như mặt hàng cá ngừ đại dương đang được xúc tiến XK sang thị trường Nhật Bản, song để nâng cao giá trị gia tăng cho con cá, đòi hỏi Việt Nam có sự cải tiến về kỹ thuật đánh bắt, bảo quản thì mới có thể đạt được giá bán tốt như kỳ vọng. Trong thời gian tới, một trong những vấn đề cần sớm triển khai là cả hai bên phải tháo gỡ được yếu tố hàng rào kiểm dịch. Hai nước cần tiến tới từng bước xác lập được tính tin cậy về chất lượng kiểm định sản phẩm của đôi bên. Có như vậy mới có thể nâng cao hơn về kim ngạch XNK nông sản vào thị trường lẫn nhau. 

Trong văn hoá ẩm thực được người Nhật quan niệm rằng chất lượng món ăn bắt nguồn từ khâu mua nguyên liệu. Do đó các nhà sản xuất Việt Nam phải hiểu được tâm lý tiêu dùng của thị trường để sản xuất và cung ứng những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ thành công. Đây là kinh nghiệm mà bà Lê Thị Thanh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food chia sẻ sau 7 năm thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Hiện, Sài Gòn Food đang cung cấp cho thị trường Nhật hơn 40 mặt hàng sơ chế cao cấp, sản lượng mỗi tháng bình quân khoảng 500 tấn. Tất cả thành quả có được là kết quả của sự tuân thủ các quy định trong quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường và sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Theo baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây