Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ nghĩa xóm tình làng

Chủ nhật - 13/08/2017 04:00
Được Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn trao tặng 100 con bò cái giống Zêbu. Sau 4 năm chăm nuôi tốt, những hộ dân được nhận bò đã tự nguyện chia sẻ miễn phí những con bê cái lứa đầu tiên cho những hộ dân khó khăn còn lại trên địa bàn để cùng nhau phát triển kinh tế…

Năm 2013, bà con nông dân xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị được Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn trao tặng 100 con bò cái giống Zêbu. Sau 4 năm chăm nuôi tốt, những hộ dân được nhận bò đã tự nguyện chia sẻ miễn phí những con bê cái lứa đầu tiên cho những hộ dân khó khăn còn lại trên địa bàn để cùng nhau phát triển kinh tế…

Ông Trần Xuân Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thạch nhớ lại: “Ngày 6-6-2013, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn đã vận chuyển 100 con bò cái giống Zêbu về tập trung tại sân UBND xã Vĩnh Thạch. Có 56 hộ dân diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn được xem xét tặng bò.

 
Từ con bò giống cái do đơn vị hảo tâm tặng, nay anh Thạnh đã có 1 đàn bò 4 con.

Bà con mừng lắm vì chưa bao giờ người nông dân, ngư dân ở xã có một tài sản lớn như vậy, với mỗi con bò cái giống này lúc đó trị giá trên 22 triệu đồng”. Tính đến ngày 11-8-2017, có 75 con bò trong tổng số 100 con bò cái giống kể trên đã sinh nở, với tổng cộng 94 con bê, trong đó 54 bê đực, 40 bê cái.

Điều cảm động và đáng khen ngợi, 56 hộ dân diện đặc biệt khó khăn được tặng bò trước đây không phải chia sẻ, hỗ trợ lại các hộ dân khó khăn khác sau khi bò sinh sôi, song bà con đã tự đề xuất, tình nguyện thực hiện điều này với một suy nghĩ “mình bớt khó khăn thì hãy nghĩ đến người bên cạnh còn khó khăn!”.

Vậy là, ngay sau bò sinh nở lứa đầu tiên, bà con chăm sóc bê cẩn thận tầm 7-10 tháng là bàn giao cho hộ khó khăn khác. Cứ thế quay vòng, nhằm bà con nào còn khó khăn dù ít hay nhiều đều được hỗ trợ để chăn nuôi, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng bằng công sức lao động của chính mình.

Anh Hải phấn khởi cho biết thêm: “Con bò sinh nở đầu tiên trong số 100 con bò cái giống này là bò của gia đình anh Phan Ngọc Tiến, ở thôn An Đông. Hộ anh Tiến do đặc biệt khó khăn nên được tặng một cặp, một trong hai con đó sinh vào tháng 4-2014, tức chưa đầy một năm sau kể từ ngày được nhận bò.

Con bò được sinh ra đầu tiên này là bò cái, sau 7 tháng chăm nuôi tốt, anh Tiến đã tình nguyện bàn giao cho hộ anh Trần Như Vinh, một trong những hộ còn khó khăn cùng thôn”. Chúng tôi đến thăm gia đình anh Tiến.

Vợ chồng anh Tiến khoe: “Nhờ chăm nuôi tốt nên từ một con bò cái giống do đơn vị hảo tâm cho đến nay gia đình chúng em đã có một đàn bò 4 con. Con đầu tiên chúng em tặng lại cho một gia đình khác, con thứ 2 bán lấy tiền xây được phần hiên nhà và mái che sân rất rộng rãi”. Chúng tôi đến nhà anh Trần Phú Thạnh ở xóm Bợc, gặp lúc anh đang cặm cụi gò hàn, chỉnh sửa một vài chi tiết cánh cửa sắt theo ý muốn của khách hàng.

Hỏi chuyện nuôi bò do đơn vị hảo tâm tặng, anh Thạnh vui vẻ cho biết: “Hồi đó gia đình em được nhận 1 cặp bò, đến nay chúng đã sinh được 4 con. Con đầu em chuyển cho một hộ cận nghèo khác trong thôn, con thứ 2 em để làm giống, con tiếp theo em đã bán cách đây 3 tháng được 7 triệu đồng, còn con nữa mới 3 tháng tuổi đang rất chóng lớn”. “Tiền bán bò thu được em dành hết vào việc mua sắm máy móc gò hàn. Chỗ xưởng này em mới mở được 2 tháng, nhưng khá đông khách hàng”, anh Thạnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Như Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạch cho biết: “Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh Thạch đã đạt được 19/19 tiêu chí vào năm 2016. Năm 2017, Vĩnh Thạch chuyển sang nâng cấp các tiêu chí này.

Trong đó, địa phương đặc biệt chú trọng công tác chăn nuôi bò sinh sản và bò vỗ béo. Hằng năm có tới 3-5 lần chính quyền địa phương phối hợp với Trường Đại học Nông- Lâm Huế, Sở NN-PTNT tỉnh và Phòng NN-PTNT huyện tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi bò theo các mô hình kể trên cho người dân với hàng nghìn lượt người tham gia”.

Tác giả bài viết: Ph.Thanh

Nguồn tin: cand.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập688
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm687
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại52,360
  • Tổng lượt truy cập88,730,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây