Học tập đạo đức HCM

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp vùng ĐBSCL Triển khai mô hình đối tác công tư

Thứ năm - 25/06/2015 21:08
Đóng góp 20% vào GDP cả nước và được cho là có tiềm năng lớn, nhưng ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phát triển thiếu bền vững, tăng trưởng chậm. Một trong những nguyên nhân là do hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL thời gian qua chưa được như mong muốn. Đó là nghịch lý của vùng đất với nhiều tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp.
Đầu tư vào nông nghiệp thấp
 
ĐBSCL là khu vực sản xuất nông nghiệp đứng đầu cả nước, hàng năm đóng góp hơn 40% giá trị sản xuất nông ngư nghiệp, chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Thế nhưng, theo Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 12/2014, có hơn 17.700 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đăng kí trên 252,7 tỷ đô la Mỹ. Vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với 56% tổng số vốn đăng kí, tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng và dịch vụ lưu trú. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1%, thấp hơn rất nhiều nếu so sánh với con số 8% của năm 2001.
 

Thu hoạch lúa tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

Một số chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang có khuynh hướng giảm. Năm 2007, tỷ lệ này khoảng 2,6% trong tổng số đầu tư vào Việt Nam, nhưng bây giờ chỉ còn 1% và đem so với tiềm năng của nông nghiệp vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 20% vào GDP thì đầu tư là một chỉ dấu “lệch pha” rất lớn.
 
Nhìn sâu hơn vào cơ cấu đầu tư vào ngành nông nghiệp, mức đầu tư vào vùng ĐBSCL hiện chiếm 25% đầu tư cho nông nghiệp cả nước, nhưng được phân bổ không đều, tập trung vào những khâu dễ sinh lợi và ở một số ngành ít rủi ro hơn như: Chế biến thức ăn, chăn nuôi, trồng rừng hay chế biến lâm sản, thủy sản… Còn những lĩnh vực nuôi trồng như cây ăn quả, rau màu, lúa gạo… gắn kết với người nông dân lại thấp, khiến những ngành này không tạo thêm ra cơ hội việc làm cho người dân nông thôn. Đó là một trong những nguyên nhân vì sao hơn 2 triệu nông dân ĐBSCL vẫn có thu nhập trên đầu người thấp hơn so với trung bình cả nước.
 
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Đầu tư các mặt hàng nông sản chủ lực của Hậu Giang thì chỉ có một vài doanh nghiệp. Còn lại các mặt hàng khác thì Hậu Giang chưa có doanh nghiệp đầu tư. Ví như vùng cây ăn quả của tỉnh gần 25.000 ha, nhưng cũng chưa có doanh nghiệp đầu tư. Như vậy, không có doanh nghiệp, nông dân chỉ biết đầu ra chủ yếu là các đầu mối thương lái, họ đi thu gom cung ứng cho Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành khác. Đây chưa phải là một hệ thống có quy chuẩn hoặc làm theo chuỗi được nên việc điều hành sản xuất, đời sống của bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn”.
 
Rõ ràng, hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó có vùng ĐBSCL, nhiều năm nay vẫn chưa khắc phục được, đó là tình trạng sản xuất manh mún và nhỏ lẻ. Tại vùng ĐBSCL, gần 50% số hộ nông dân có chưa đến 1 ha đất để sản xuất, khiến cho nhà đầu tư, cho dù rất muốn tham gia cũng phải cân nhắc đến chính sách đất đai sao cho phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh lâu dài của họ.
 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trường... nước ta cũng không còn nhiều dư địa về đất đai để cho doanh nghiệp thuê với diện tích lớn mà phương thức chủ yếu là các doanh nghiệp phải hợp tác với các hộ gia đình nông dân nhỏ để sản xuất nguyên liệu.
 
Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, khó khăn lớn nhất đối với thu hút đầu tư vào ngành là các doanh nghiệp phải gặp với số lượng lớn các hộ gia đình nông dân nhỏ với trình độ sản xuất khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ khi nước ta có tới 10 triệu hộ nông dân với diện tích đất sản xuất nhỏ nên không thể áp dụng các phương thức canh tác hiện đại. Nếu doanh nghiệp làm việc với đội ngũ nông dân nhỏ lẻ thì chi phí giao dịch sẽ rất lớn và bản thân nông dân cũng không có vị thế để đàm phán, hợp đồng với các doanh nghiệp.
 
Tăng cường hợp tác
 
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để có thể đưa nền sản xuất nhỏ lẻ thành sản xuất có quy mô lớn, bên cạnh vai trò chủ lực của người sản xuất thì cần có sự đồng hành quyết định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tác nhân năng động nhất trong chuỗi giá trị, có tiềm lực giải quyết các điểm nghẽn lớn nhất của nông nghiệp của vùng ĐBSCL hiện nay. Bởi doanh nghiệp có vốn lớn để đầu tư, nhanh nhạy nắm bắt thị trường giúp kết nối tiêu thụ hàng hóa và có tiềm lực ứng dụng khoa học công nghệ. Nhận thức tầm quan trọng này, Chính phủ đã thông qua đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó ngành nông nghiệp xác định thu hút đầu tư tư nhân, nguồn vốn FDI là giải pháp quan trọng.
 
Tuy nhiên đứng trước thực trạng đã nêu, ngoài việc tiếp tục xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác thì việc chọn doanh nghiệp có năng lực là một yếu tố then chốt để hình thành chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Do vậy, thời gian qua Bộ NN&PTNT đã thành lập nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn. Đây là tổ chức đối tác công tư, gồm đại diện một số cơ quan của Bộ và một số doanh nghiệp điển hình trong đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, đã tiên phong đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
 
Có thể nói đây là hình thức đối tác công tư hoàn toàn mới ở Việt Nam, hoạt động với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hưởng lợi các chính sách, chương trình, dự án…; đồng thời nhóm sẽ kết nối các doanh nghiệp đầu tàu với một số địa phương được Bộ lựa chọn thí điểm đột phá về chính sách và thể chế để thu hút đầu tư tư nhân và tái cơ cấu nông nghiệp. Chẳng hạn như tại tỉnh Đồng Tháp gần đây, đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Phát triển nông nghiệp - nông thôn Hàn Quốc về việc thực hiện dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, quy mô 28.000 ha. Tỉnh đã thành lập nhóm công tác triển khai dự án và được Bộ NN&PTNT thống nhất cho triển khai các bước tiếp theo.
 
Được biết, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) triển khai mô hình đối tác công tư trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, mô hình đang hoạt động với bảy nhóm đặc trách ngành hàng cà phê, chè, rau hoa quả, thủy sản, hàng hóa chung, hồ tiêu và gia vị, tài chính nông nghiệp. Mô hình đối tác công tư ngành nông nghiệp của Việt Nam đã được WEF đánh giá cao và được xem như là một mô hình điển hình cho các nước khác học hỏi và nhân rộng.
 
Để thúc đẩy ngành nông nghiệp của cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng phát triển bền vững, hiện thực hóa đề án tái cấu trúc nông nghiệp bằng việc thu hút nguồn vốn FDI đang được Bộ NN&PTNT rất quan tâm. Theo ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, điều này được thể hiện rõ việc hoàn thiện dự thảo xây dựng Chiến lược tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược là cơ sở để xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn.
Anh Đức
theo 
baotintuc.
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay55,895
  • Tháng hiện tại886,622
  • Tổng lượt truy cập92,060,351
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây