Học tập đạo đức HCM

Thu nhập cao từ nghề làm chuối khô truyền thống

Thứ hai - 26/02/2018 10:08
Sau Tết, nông dân làng nghề ép chuối khô truyền thống ở vùng ngọt hoá Cà Mau lại tất bật vào vụ. Theo thời gian, chuối khô đang là đặc sản của tỉnh Cà Mau bởi không chỉ mang đậm phong vị của người dân Nam bộ mà còn mang lại giá trị kinh tế cao.
Chuối được đem phơi nắng. 
Nhắc đến nghề ép chuối khô thì xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được xem là nơi có truyền thống làm nghề lâu đời và nổi tiếng nhất của tỉnh Cà Mau. Hiện, tại đây có trên 50 hộ sinh sống bằng nghề ép chuối thủ công và 2 cơ sở sản xuất chuối khô có lò sấy. 

Ông Trần Văn Hoàng, ngụ xã Trần Hợi cho biết, người dân nơi đây làm nghề ép chuối khô đã từ rất lâu. Riêng gia đình ông Hoàng cũng đã ba đời làm nghề này. Nguyên liệu chính để làm chuối khô là chuối xiêm thật già, ủ cho chín đều thì mới cho ra miếng chuối khô, dẻo và dai. 

Theo đó, chuối xiêm già sau khi được thu mua thì đem đi ủ khoảng 4 đêm cho chuối gần chín. Tiếp theo, chuối được làm sạch, mang vào lò sấy cho khô lại rồi mới cho vào khuôn ép mỏng ra. Sau đó, chuối lại được đưa vào lò sấy, sấy khoảng 8 giờ sẽ cho ra sản phẩm. 

Hiện, mặt hàng chuối khô được làm tại gia đình ông Hoàng không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn xuất bán cho các lò bánh kẹo tại nhiều tỉnh khác trong khu vực. Trung bình mỗi tuần gia đình ông Hoàng có thể cung cấp khoảng 2 tấn chuối khô với mức giá từ 18.000 - 20.000/kg, qua đó, cho doanh thu từ 36 - 40 triệu đồng. Theo đó, sau khi trừ chi phí và trả cho nhân công gia đình ông lãi khoảng 15 triệu đồng. 

Chuối ép khô không chỉ góp phần làm phong phú các món ăn đặc sản quê nhà, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho nhiều nông dân, giúp họ cải thiện kinh tế gia đình. Riêng, cơ sở của ông Trần Văn Hoàng đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 hộ dân tại địa phương, với mức thu nhập trung bình từ 80.000 - 100.000 đồng/người/ngày. 

Theo những hộ làm chuối khô thủ công của địa phương cho biết, do nghề làm chuối khô phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên chuối ép xong phải được phơi khoảng 2 ngày nắng tốt đến khi ngả sang màu vàng sậm, tươm mật mới đạt yêu cầu. Hiện nay, thời tiết cũng khá thất thường, mưa nắng ít theo quy luật như trước nên việc sản xuất cũng nhiều khó khăn. 

Trước thực trạng trên, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời cho biết, trong những năm gần đây thời tiết khá bất lợi đối với việc làm chuối khô của người dân địa phương vì vậy, Hội Nông dân huyện phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Cà Mau đầu tư 120 triệu đồng để mua lò sấy, bên cạnh sự đóng góp từ cơ sở làm chuối. 
 

 

Giá mỗi lò sấy hiện nay từ 450 - 500 triệu/lò sấy có công xuất trên 350 kg chuối/mẻ. Từ đó, mặt hàng chuối khô không chỉ nâng cao chất lượng mà còn số lượng làm ra có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 

Bên cạnh đó, để duy trì làng nghề, Hội Nông dân huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau thực hiệc việc đăng ký nhãn hiệu tập thể với "Chuối khô Trần Hợi". Đến thời điểm này, hồ sơ  đã được hoàn tất và đã gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ chờ công nhận. Sau khi được công nhận, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục phối hợp với ngành chức năng hoàn tất các khâu làm bao bì, đóng gói, mã số, mã vạch, logo hàng hoá… 

Nhờ phương châm không ồ ạt chạy theo số lượng nên từ nhiều năm qua người dân sinh sống bằng nghề ép chuối khô luôn cố gắng giữ được chất lượng, uy tín của người làm nghề trong mỗi sản phẩm chuối khô làm ra. Theo đó, mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, làng nghề chuối khô Cà Mau có thể cung ứng ra thị trường khoảng 500 tấn chuối ép khô. 

Làng nghề ép chuối khô truyền thống Cà Mau đang ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Đây thực sự là một tín hiệu vui bởi thực trạng chung nhiều làng nghề truyền thống hiện nay luôn gặp khó khăn trong các hoạt động duy trì.

Tin, ảnh: Huỳnh Anh (TTXVN)
 

 



















































































 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,046
  • Tổng lượt truy cập93,230,710
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây