Những ngày này, người dân trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đang tấp nập thu hoạch hồng Vành Khuyên và lựa chọn những quả có mẫu mã đẹp, chất lượng để tham gia Hội thi Hồng Vành khuyên năm 2018.
Ông Lăng Văn Toàn, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng cho biết, tham gia hội thi phải lựa chọn những quả to đẹp, từ 12-13 quả/kg. Qua hội thi, gia đình tôi và gia đình trong thôn Pò Pheo để được trở thành thành viên của chương trình VietGap.
Còn ông Lăng Văn Vảng ở thôn Pò Cại, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cho rằng, hội thi được tổ chức hàng năm sẽ góp phần đánh giá chất lượng, đánh giá kết quả của việc chăm sóc thế nào và kỹ thuật ra sao để đạt được sản phẩm ấy. Từ đó, rút kinh nghiệm cho người nông dân để vụ sau chăm sóc được tốt hơn.
Sau gần 2 năm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận tập thể, Hồng Vành khuyên Văn Lãng, đã được sản xuất theo quy trình VietGap với 110ha. |
Quả Hồng Vành khuyên thuộc nhóm hồng ngâm, được trồng lâu đời trên địa bàn huyện Văn Lãng. Quả hồng to, tròn, căng mịn và có một vành khuyên xung quanh núm quả. Khi quả hồng càng già, vành khuyên càng hiện rõ. Với vị ngọt mát, thơm ngon đặc trưng và mẫu mã đẹp, hồng Vành khuyên đã trở thành một trong những loại cây đặc sản của xứ Lạng.
Hiện nay, huyện Văn Lãng có 4 xã trồng giống Hồng Vành khuyên là Tân Mỹ, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái. Năm 2017, tổng diện tích trồng giống hồng này đạt trên 720 ha, sản lượng từ 2.000-2.400 tấn quả/năm, với giá bán dao động từ 18.000-22.000 đồng/ kg, mang lại cho người dân từ 36 - 40 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Đình Tiền, Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Chủ tịch Hội Hồng Vành khuyên xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng chia sẻ: “Hồng Vành khuyên đã có thương hiệu, đã có sản phẩm thực tế trên thị trường nông sản. Tuy nhiên để xây dựng thành công sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn đưa ra thị trường nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, từ năm 2016 đến nay, người dân tiến hành theo mô hình và những hộ ngoài mô hình cũng học hỏi sản xuất theo quy trình Vietgap, phát triển mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân”.
Tháng 5/2018, sản phẩm Hồng Vành khuyên đã được chứng nhận thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam. Đây là nền tảng để huyện tiếp tục thực hiện các quy trình và tiến tới việc dán tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Hồng Vành khuyên, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước.
Tổng diện tích trồng giống hồng này đạt trên 720 ha, với giá bán dao động từ 18.000-22.000 đồng/kg mang lại cho người nông dân từ 36 - 40 tỷ đồng mỗi năm. |
Ông Bế Văn Nhớ, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng cho biết: “Để tiếp tục phát triển cây Hồng, huyện cũng đã xây dựng kế hoạch nghị quyết từ BCH Đảng bộ huyện đưa vào nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo và hỗ trợ một phần kinh phí và nhân rộng mô hình. Hiện tại, cây Hồng Vành khuyên đã được Hợp tác xã Thanh Tân cấp chứng nhận để nhân giống đầu giòng để tiếp tục phát triển mô hình ngày càng lớn mạnh”.
Hiện nay, việc phát triển mở rộng vùng chuyên canh Hồng Vành khuyên chưa xứng tầm với tiềm năng của huyện. Để nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm hồng Vành khuyên, huyện Văn Lãng đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm cho Hồng Vành khuyên, tạo sự liên kết vững chắc giữa “4 nhà” -nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Từ đó từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho đặc sản Hồng Vành khuyên theo hướng bền vững./.
Tác giả bài viết: CTV Hoàng Khánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã