Học tập đạo đức HCM

Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ trồng rau thủy canh

Thứ bảy - 09/12/2017 10:11
Bỏ việc với mức lương hấp dẫn, kỹ sư Ngô Hữu Anh Khôi (35 tuổi, ngụ ấp Phước Trinh A, xã Bình Phước, H.Mang Thít, Vĩnh Long) cùng vợ về quê tự chế mô hình trồng rau thủy canh, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
 
'Anh Khôi bên vườn rau thủy canh của mình. ẢNH: THANH ĐỨC'

Anh Khôi bên vườn rau thủy canh của mình. ẢNH: THANH ĐỨC

Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau thủy canh của gia đình, anh Khôi chỉ vào những cây cải xanh mướt và nói: “Xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn tìm tòi, học hỏi về mô hình trồng rau thủy canh. Do chi phí đầu tư nhà tưới khá cao và trồng rau trên mặt phẳng của tấm tôn chiếm nhiều diện tích nên tôi đã tự sáng chế phương pháp trồng rau thủy canh hình chữ A đặt trên giá thể với 10 ống nhựa phi 90, nhằm giảm diện tích và tăng năng suất rau trồng lên gấp đôi”.

Mô hình này được anh Khôi xây dựng vào tháng 5.2017, diện tích 1.000 m2, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng. Hiện anh đã xây dựng được 27 dãy rau thủy canh; trong đó có 16 dãy bằng tôn và 11 dãy bằng ống nhựa.

Anh Khôi cho biết mỗi dãy có chiều dài 28 m, với 10 ống nhựa được đặt trên giá thể hình chữ A. Mỗi lỗ đặt rau cách nhau 20 cm. Mỗi đợt rau có thời gian khoảng 45 ngày. Để tiết kiệm thời gian, gia đình anh ươm hạt trước, sau đó mới đưa lên giá thể thì chỉ mất 25 ngày là thu hoạch. Với mỗi dãy, anh thu hoạch được khoảng 100 kg, giá bán 40.000 đồng/kg, mỗi ngày anh thu khoảng 4 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 2 triệu đồng.

Anh Khôi cho biết đang trồng 5 loại rau và thử nghiệm 7 loại khác, các giống rau chủ yếu nhập từ nước ngoài.

Mở rộng sản xuất

Ít ai biết rằng vợ chồng chủ vườn rau thủy canh có quy mô lớn nhất tỉnh Vĩnh Long là 2 kỹ sư nông nghiệp. Năm 2005, anh Khôi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Cần Thơ), còn vợ anh là Dương Thùy Cẩm Tú, tốt nghiệp đại học ngành chế biến và bảo quản nông sản (Đại học Nông Lâm TP.HCM). Hai vợ chồng nhận lương khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng, nhưng lại nghỉ việc về quê theo đuổi ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Bằng việc tận dụng các vật liệu có sẵn như dùng xơ dừa làm giá thể, ly rau câu làm bầu ươm, ống nước làm giàn trồng... anh Khôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất. Đặc biệt, nhờ chủ động đăng ký thương hiệu và thực hiện chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trước nên khi anh chào hàng, các đơn vị thu mua đều chấp thuận hợp tác, ký kết hợp đồng. Để đảm bảo yêu cầu cung cấp sản phẩm thường xuyên và lâu dài, anh Khôi canh tác rau theo kiểu “cuốn chiếu”, tức gieo trồng và thu hoạch liên tục.

 

Theo anh Khôi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng bù lại tuổi thọ công trình dài. Trong đó mái che sử dụng trên 7 năm và khung nhà trên 15 năm. “Quan trọng là rau trồng thủy canh kiểu này không bị ảnh hưởng thời tiết bất lợi bên ngoài nên năng suất cao, kiểm soát được dịch bệnh và tiêu chuẩn chất lượng. Phương thức sản xuất này cũng an toàn do không phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng hiệu quả lượng phân bón, nước tưới. Để mở rộng sản xuất, sắp tới tôi sẽ mở rộng thêm 2.000 m2 nữa; trong đó phân nửa trồng rau ăn lá, còn lại trồng rau ăn trái nhằm cung cấp cho thị trường đa dạng hơn”, anh Khôi chia sẻ.

Điểm đến của nhà nông

Ông Huỳnh Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước, nhận xét mô hình trồng rau thủy canh của anh Khôi là mô hình mới ở địa phương, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa đáp ứng nhu cầu an toàn thực phẩm ngày càng cao. Đặc biệt, diện tích trồng được tiết kiệm tối đa và chỉ đầu tư một lần, không phải làm lại mỗi vụ như trồng rau trên đất truyền thống. Vừa qua, Hội Nông dân xã đã giới thiệu cho nhiều người đến tham quan, học hỏi.

Theo Thanh Đức
Thanh Niên


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập941
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại763,914
  • Tổng lượt truy cập93,141,578
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây