Học tập đạo đức HCM

“Tiếp lửa” giới trẻ lập nghiệp bằng nghề nông

Chủ nhật - 02/10/2016 11:27
Với mong muốn con được học những ngành thời thượng, mang nhiều danh vọng và không muốn con mình nối nghiệp ngành nông đầy khổ cực, nhiều phụ huynh đã “cấm cản” con lập nghiệp nghề nông. Vì thế bao bạn trẻ phải chịu áp lực từ gia đình, hàng xóm và từ chính bạn bè của mình, nên đã không dám thực hiện mơ ước khởi nghiệp ngành nông nghiệp. Để tiếp thêm quyết tâm cho các bạn trẻ, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đăng loạt bài: “Tiếp lửa” giới trẻ lập nghiệp bằng nghề nông”.

 

Bài 1: Lẽ nào chấp nhận bỏ ngỏ sân nhà?

 


Trong 30 năm nữa, theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ còn khoảng 10 đến 15% diện tích đất có thể dùng cho canh tác nông nghiệp, trong khi dân số thế giới không ngừng tăng. Đây chính là cơ hội “vàng” cho những ai nghĩ đến nông nghiệp khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tế khởi nghiệp ở nước ta cho thấy, số bạn trẻ dấn thân lập nghiệp từ nghề nông vẫn chỉ là số ít. Câu hỏi đặt ra: Sao phải e ngại dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều tiềm năng như ngành Nông nghiệp?


Thiếu một mục đích lớn 


Trước khi thực hiện loạt bài này, tôi đã có dịp trao đổi với nhiều bạn trẻ đang bắt đầu khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong ngành nông nghiệp. Có bạn đang tìm hiểu và chưa mấy quyết tâm, có bạn còn lo lắng bà con họ hàng sẽ nói gì nếu mình làm nghề này. Nhiều bạn đang từ từ khởi động đi học hỏi nhiều nơi để tìm cho mình mô hình phù hợp. Rất ít bạn quyết tâm thật sự, dấn thân vào ngành nông nghiệp. 

 


Bằng chứng là tại cuộc thi về khởi nghiệp năm 2015, trong số 57 dự án vào đến vòng bán kết, chỉ có 6 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, một con số thật khiêm tốn. 

 


“Xét về khía cạnh tâm lí, đa phần những người trẻ xuất thân từ nông thôn nên từ bé, đã chứng kiến ông bà, cha mẹ của mình vất vả trên đồng ruộng. Từ đó, chúng em “đóng đinh” cái suy nghĩ rằng, nông nghiệp thật nhọc nhằn, nghèo khó và muốn hoàn toàn thoát khỏi nó. Nếu chị hỏi một đứa bé Việt Nam nào đó rằng, mơ ước sau này làm gì? Câu trả lời thường là bác sĩ, giáo viên. Lớn lên, sự hào nhoáng của ngành ngân hàng, tài chính hay bất động sản, sự “hợp thời” của công nghệ thông tin hay internet trở thành hấp lực. Trong số các thần tượng của giới trẻ hiện nay, những Bill Gates, Steve Jobs, Tim Cook, Mark Zuckerberg… chẳng có cái tên nào gắn với nông nghiệp” – Nguyễn Văn Hùng, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ. 

 

 

Nhiều bạn trẻ hào hứng khởi nghiệp với rau an toàn, rau hữu cơ. Ảnh minh họa

 


Thật khó đòi hỏi một người chẳng có chút hứng thú nào với nông nghiệp tham gia vào ngành này, song thật không công bằng cho những bạn trẻ quan tâm nhưng còn e ngại.

 


“Chẳng biết từ bao giờ, người ta cứ mặc định việc nhà nông chỉ dành cho người ít được học hành. Tốt nghiệp đại học, em bàn với gia đình về ý định lập nghiệp ở quê với mô hình trồng rau hữu cơ, mẹ giận và nói: “Nếu “anh” đã “chữ nghĩa một bồ” thì phải làm gì khác mới rạng danh dòng tộc, mới giúp gia đình nở mày, nở mặt được. Một sinh viên nếu tốt nghiệp đại học xong trở về làm vườn, sẽ được xem là quá “không bình thường”. Người ngoài bàn tán đã đành, người trong gia đình cũng kịch liệt phản đối. Vậy nên em trở lại thành phố, lăn lộn 3 năm, làm thuê cho hết ngân hàng này đến ngân hàng khác, áp lực thì cao nhưng thu nhập cũng chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà, cuộc sống đôi khi “thiếu trước hụt sau”– Nguyễn Phan Anh, cựu sinh viên Học viên Tài chính Ngân hàng chia sẻ.

 


Rõ ràng, còn rất nhiều bạn trẻ “sợ” định kiến xã hội, xem trọng suy nghĩ của những người xung quanh mà chưa dám thực hiện điều mình mong muốn. Việc làm đó, theo các chuyên gia, các bạn đang thiếu đi một mục đích lớn lao để vượt qua những áp lực và khó khăn quanh mình.

 

 

Sao cứ phải e ngại?

 


Phải thừa nhận rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề, việc áp dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất còn quá khiêm tốn. Trong khi đó, nhu cầu từ thị trường thế giới và cả nội địa đòi hỏi phải có sự thay đổi. Không ai khác, những người trẻ (vốn có kiến thức và tiếp cận dễ dàng hơn với sự phát triển thời đại) mặn mà với nông nghiệp, được kì vọng sẽ làm nên một sự biến chuyển ngoạn mục. 

 


Đại diện một doanh nghiệp chia sẻ: Người trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ mới, thông tin mới, thay đổi rất nhanh và ứng dụng rất tốt. Họ có thể tìm những phương pháp mới, những công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, để cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, không có chuyện gì mới làm mà thành công ngay. Lúc mới tập đi ai cũng ngã, ngã vài lần mới đi được, hãy tập lại là một đứa trẻ để trải nghiệm cảm giác thành công khi ta mới đi được xem như thế nào. Quan trọng là các bạn vượt qua được định kiến xã hội, dám nghĩa, dám làm. Hơn nữa, sao cứ phải e ngại dấn thân vào một lĩnh vực có thật nhiều tiềm năng?.

 


Thực tế, không phải ngẫu nhiên mà gần đây nhiều doanh nghiệp từ các nước tiên tiến như Mỹ hay Nhật đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hồng Hải – Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Becamex TIC, theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), trong 30 năm nữa chỉ còn khoảng 10 đến 15% diện tích đất có thể dùng cho canh tác nông nghiệp, trong khi dân số thế giới càng tăng. “Với cơ hội lớn như vậy, bạn trẻ hãy nghĩ đến nông nghiệp khi khởi nghiệp”, ông Hải chia sẻ suy nghĩ.

 


Nói về cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp, ông Huỳnh Minh Việt – Giám đốc điều hành BioSpring Việt NamViệt cung cấp một thông tin rất đáng chú ý: Hiện nay, có rất nhiều sự quan tâm dành cho nông nghiệp, từ cá nhân cho đến tổ chức, các đơn vị sẵn sàng cho vay ưu đãi, thậm chí là tài trợ và đã có nhiều dự án được tài trợ. “Vì vậy, nếu người trẻ có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thì còn chần chừ gì nữa”, ông Việt khuyến khích.

 


Với những ưu đãi, thuận lợi trên, lẽ nào ta chấp nhận bỏ ngỏ sân nhà? Nếu vậy, ắt có ngày chúng ta phải lâm vào cảnh tiếc nuối như ngành bán lẻ đang mắc phải. Nông nghiệp kiểu mới là một xu hướng tất yếu. Đó cũng là nơi mà những người trẻ có thể khẳng định bản thân, cũng như tìm thấy sự thành công cho mình. 

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Bài 1: Lẽ nào chấp nhận bỏ ngỏ sân nhà?

 


Trong 30 năm nữa, theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ còn khoảng 10 đến 15% diện tích đất có thể dùng cho canh tác nông nghiệp, trong khi dân số thế giới không ngừng tăng. Đây chính là cơ hội “vàng” cho những ai nghĩ đến nông nghiệp khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tế khởi nghiệp ở nước ta cho thấy, số bạn trẻ dấn thân lập nghiệp từ nghề nông vẫn chỉ là số ít. Câu hỏi đặt ra: Sao phải e ngại dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều tiềm năng như ngành Nông nghiệp?

Bài 1: Lẽ nào chấp nhận bỏ ngỏ sân nhà?

 


Trong 30 năm nữa, theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), chỉ còn khoảng 10 đến 15% diện tích đất có thể dùng cho canh tác nông nghiệp, trong khi dân số thế giới không ngừng tăng. Đây chính là cơ hội “vàng” cho những ai nghĩ đến nông nghiệp khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tế khởi nghiệp ở nước ta cho thấy, số bạn trẻ dấn thân lập nghiệp từ nghề nông vẫn chỉ là số ít. Câu hỏi đặt ra: Sao phải e ngại dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều tiềm năng như ngành Nông nghiệp?

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây