Học tập đạo đức HCM

Tìm đường nâng cao đời sống nông dân - Bài 2: “Làm ruộng không đem lại tương lai gì”

Thứ năm - 24/10/2013 03:20
Hầu hết nông dân đều mắc nợ ngân hàng. Hạt lúa chỉ giúp họ không đói chứ không làm họ hết nghèo. Hết vụ gặt, nông dân chen lấn nhau ở ngân hàng nông nghiệp để trả nợ. Trả xong nợ cũ lại vay mới để đầu tư làm vụ kế tiếp.


Tìm đường nâng cao đời sống nông dân - Bài 1: Trăm nỗi nhọc nhằn

 

Thôn Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là một vùng chăn nuôi gia cầm có tiếng trên địa bàn nơi người dân nhiều năm sinh sống ổn định từ chăn nuôi gia cầm, ấp trứng... Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân sinh sống bằng nghề này lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Phạm Văn Sang, thôn Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội một hộ dân vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội cho biết: “Khoản nợ ngân hàng 60 triệu của tôi trong nhiều năm nay vẫn chưa thể trả được. Tôi đã từng đầu tư nuôi vịt, nuôi cá nhưng dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi cao khiến đàn thất thoát, lời lãi chẳng được là bao. Để có thể tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi, tôi đã phải tiếp tục vay thêm gia đình, họ hàng”.


Cái nghèo đeo đẳng


Đa số người dân vay ngân hàng để sản xuất theo kiểu ăn trước trả sau như thế. Trúng mùa, trúng giá một năm thì người dân có thể trả hết nợ nhưng làm lúa bấp bênh lắm, năm được năm mất. Muốn khất nợ cũng không được, và họ cũng không dám khất. Mất uy tín, mùa sau ngân hàng không cho vay lấy tiền đâu đầu tư sản xuất? Thế là nhiều gia đình đành bấm bụng đi “vay nóng” bên ngoài để trả nợ ngân hàng.

 

Do làm nông nghiệp khó khăn, rất nhiều nông dân đã phải rời làng quê để kiếm việc làm thêm.TTXVN


Theo một lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình thì vụ vừa rồi người dân bán được giá lúa cao, nhưng chi phí cho trồng lúa cũng tăng và với giá lúa như vậy, trừ chi phí, nông dân vẫn không lãi được bao nhiêu. Người nông dân giờ chỉ biết làm mà chưa biết vụ tới giá lúa bao nhiêu, lỗ lãi thế nào. Nhà nào chỉ có vài sào ruộng thì khó mà nuôi được con cái ăn học, nếu không làm thêm nghề gì khác. Cả trăm thứ chi tiêu đều chờ vào hạt lúa. Vì vậy cái nghèo cứ luẩn quẩn mãi.


Bên cạnh đó, nông dân không có khả năng trữ lúa vì ngay khi thu hoạch lúa về, người dân phải bán để trả tiền vay ngân hàng, đầu tư cho vụ mới. Lúa đem về nhà chưa ấm chỗ đã bị ngân hàng tới đòi, các chủ cửa hàng vật tư đến nhắc nhở số tiền nợ vụ vừa rồi. Chỉ có các doanh nghiệp mới có tiền để trữ lúa, chờ giá cao. Hiện tại nông dân bị các doanh nghiệp chèn ép quá nhiều. Do hầu hết chi phí sản xuất đều phải vay nợ nên nông dân không thể trữ lúa chờ giá tăng. Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi thu hoạch lúa, cũng như chăn nuôi, 2/3 số tiền thu được người dân phải trả nợ, 1/3 còn lại để xoay trở chờ vụ sau.

 

Cả trăm thứ chi tiêu của người nông dân đều chờ vào hạt lúa khiến cái nghèo cứ đeo bám họ mãi.TTXVN


Người nông dân luôn phải lao đao về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khi thì đào ao nuôi cá, lúc thì bỏ ruộng trồng bắp nhưng hầu như không mang lại hiệu quả, cũng vì người nông dân thiếu kiến thức về thị trường cũng như kỹ thuật sản xuất.


Ông Nguyễn Văn Chiểu, ở thôn Kỹ Trang, xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) buồn bã chia sẻ: Hạt gạo được tạo ra bằng chính mồ hôi, công sức và đôi khi cả nước mắt của những người nông dân nghèo khó như chúng tôi. Hằng ngày chúng tôi luôn phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, dãi nắng dầm mưa để chăm sóc cho cây lúa, nhưng chúng tôi không mong gì hơn, chỉ hi vọng nhận được phần mà mình xứng đáng được nhận.


Tư duy “làm giàu” trong nông nghiệp


Bà Vũ Thị Tuyết, ở thôn Minh Trai, xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) buồn rầu chia sẻ: Hạt lúa, củ khoai bao đời nay vẫn đè nặng lưng người nông dân chúng tôi bởi ngoài nghề nông, chúng tôi chẳng biết làm nghề gì nữa. Nhiều nhà trong thôn tôi đã không thể sống nổi cảnh ruộng đồng quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn nghèo mãi.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề đời sống khó khăn của nông dân trong xã hiện nay, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) cho biết: “Nhiều nhà trong xã hiện đã không còn thiết tha gì với ruộng đồng nữa. Mặc dù xã có nghề truyền thống nổi tiếng là nghề thêu nhưng ngoài những phụ nữ có tuổi trong xã nhận làm thêm cho các xưởng sản xuất, hầu hết thanh niên, những người có sức khỏe trong xã đã phải đi các địa phương khác để làm thuê, làm mướn. Nhiều người không chịu nổi cái nghề làm ruộng cực khổ mà không đem lại tương lai gì cho bản thân và gia đình nữa rồi.”


Ông Thanh cũng cho biết thêm nhà nước sớm cần có chính sách phát triển nông nghiệp, sao cho có lợi đối với người dân. Nông nghiệp phải được khuyến khích phát triển theo tư duy làm giàu chứ không phải là đủ sống như hiện nay. Nhà nông phải được trợ giá hoặc có những ưu đãi thiết thực, có sức hút đối với mọi người, chúng ta phát triển nông nghiệp ngoài ý thức làm giàu cho người dân còn phải đảm bảo tính ổn định thị trường lương thực trong nước. Có như vậy, nông dân mới đỡ phần thiệt thòi, cuộc sống mới được cải thiện.

 

Lê Sơn - Hữu Vinh
Nguồn baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,515
  • Tổng lượt truy cập92,017,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây